Các loại trần nhà bị nứt và phương pháp xử lý hiệu quả

14/11/2024
Tin tức

Trần nhà bị nứt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn. Để giải quyết hiệu quả, việc xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp sửa chữa phù hợp là vô cùng quan trọng.

Trần nhà bị nứt là hiện tượng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng, từ nhà ở đến các tòa nhà lớn. Hiện tượng nứt trần nhà này không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của không gian mà còn có thể báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng về kết cấu hoặc thi công.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại vết nứt trần nhà phổ biến cũng như cách khắc phục hiệu quả để giúp không gian sống trở nên an toàn và bền đẹp hơn.

1. Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? 

Trần nhà bị nứt có thể tiềm ẩn nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và đặc điểm của vết nứt. 

Một số vết nứt nhỏ, do sự co ngót tự nhiên của vật liệu hoặc tác động của thời tiết, có thể chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà không gây ra vấn đề nghiêm trọng về kết cấu. 

 trần nhà bị nứt bê tông lớn gây ra hình dạng bất thường
 Trần nhà bị nứt bê tông lớn gây ra hình dạng bất thường 

Tuy nhiên, nếu trần nhà bị nứt bê tông lớn, hình dạng bất thường sẽ là lời cảnh báo khả năng chịu lực của công trình đáng báo động . 

Trong những trường hợp như vậy, vết nứt không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn có thể gây nguy hiểm cho người ở nếu không được xử lý kịp thời.

Vì vậy, khi phát hiện vết nứt trên trần nhà, việc đánh giá mức độ nguy hiểm và xử lý trần nhà bị nứt là vô cùng quan trọng để bảo vệ an toàn cho công trình và người ở.

2. Phân loại vết nứt trần nhà phổ biến 

Khi trần nhà xuất hiện các vết nứt, việc phân loại và hiểu rõ nguyên nhân giúp chúng ta đưa ra phương pháp xử lý nứt trần nhà hiệu quả. 

Phân loại trần nhà bị nứt là điều cần thiết
Phân loại trần nhà bị nứt là điều cần thiết

Dưới đây là cách phân loại các vết trần nhà bị nứt dựa trên nguyên nhân và mức độ nguy hiểm.

2.1. Trần nhà bị nứt vữa

Vết nứt vữa là loại vết nứt trần nhà phổ biến nhất, thường xuất hiện dưới dạng những vết nứt nhỏ trên bề mặt vữa trát, nguyên nhân nứt góc trần nhà, trần nhà chủ yếu đến từ:

  • Những vết nứt này chủ yếu do sự co ngót tự nhiên của vật liệu trong quá trình khô, không có xu hướng lan rộng thêm và ít gây ảnh hưởng đến kết cấu chung của công trình. 
  • Tuy nhiên, vết nứt có thể làm giảm tính thẩm mỹ cho trần nhà và khiến không gian trở nên thiếu hoàn hảo. 
  • Với vết nứt vữa, việc trám lại và sơn mới là phương pháp dễ thực hiện và nhanh chóng cải thiện diện mạo trần nhà.
Trần nhà bị nứt làm giảm tính thẩm mỹ
Trần nhà bị nứt làm giảm tính thẩm mỹ 

2.2. Trần nhà bị nứt bê tông

Vết nứt bê tông lại là một vấn đề nghiêm trọng thường là những vết nứt sâu, dài và thường xuyên phát triển theo thời gian. 

  • Loại trần nhà bị nứt này thường xuyên bắt nguồn từ các vấn đề về kết cấu hoặc sự co giãn không đồng đều của bê tông nên dẫn đến nứt góc trần nhà, trần nhà bị nứt ngang. 
  • Khi không xử lý kịp thời, vết nứt bê tông có thể gây hại đến kết cấu của cả ngôi nhà. 
  • Nước mưa và độ ẩm sẽ dần dần thấm qua các khe nứt này, len lỏi vào lớp xi măng và bức tường bên trong, dẫn đến tình trạng ẩm mốc và suy yếu toàn bộ kết cấu. 
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, từng mảng bê tông có thể bị tách rời và rơi xuống, gây nguy hiểm cho người ở trong nhà.

Việc phân loại và đánh giá đúng loại vết nứt là bước đầu tiên để có thể khắc phục và sửa chữa trần nhà bị nứt, nhằm ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Đánh giá đúng trần nhà bị nứt giúp hạn thiểu rủi ro
Đánh giá đúng trần nhà bị nứt giúp hạn thiểu rủi ro

3. Phương pháp khắc phục trần nhà bị nứt hiệu quả 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt trần, từ yếu tố thời tiết, sự co ngót của vật liệu cho đến sai sót trong quá trình xây dựng. 

Để đảm bảo an toàn và giữ cho ngôi nhà luôn bền vững, việc nhận diện đúng loại vết trần nhà bị nứt và áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp là vô cùng quan trọng.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt, có thể áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau. 

Dưới đây là một số cách xử lý trần nhà bị nứt đơn giản, hiệu quả nhất:

3.1. Sử dụng vữa già xi măng và cát mịn

Đây là phương pháp xử lý trần nhà bị nứt đơn giản và phổ biến nhất. Đối với trần nhà bị nứt vữa, có thể sử dụng vữa già xi măng và cát mịn để trám lại.

Cách thực hiện:

  • Đục lớp vữa cũ theo hình dạng rãnh khe của vết nứt trên tường.
  • Làm vệ sinh khe nứt để loại bỏ bụi bẩn và các tàn dư cũ.
  • Tưới ẩm khe nứt bằng nước sạch.
  • Trám lại khe bằng hỗn hợp vữa già xi măng và cát mịn.
  • Chờ từ 7 đến 10 ngày để cho vật liệu lấp kín và cứng lại.
  • Sau đó, thực hiện sơn trát hoàn thiện lớp bề mặt tường.
Khắc phục trần nhà bị nứt với keo xịt phù hợp
Khắc phục trần nhà bị nứt với keo xịt phù hợp

3.2. Xử lý vết nứt tường với keo xịt 

Cách khắc phục trần nhà bị nứt với keo xịt phù hợp đối với vết nứt nhỏ, vết nứt chân chim bởi keo xịt có độ bám dính cao, dễ sử dụng và nhanh khô.

Cách thực hiện:

  • Lắc đều chai keo xịt.
  • Xịt keo lên vết nứt.
  • Để khô hoàn toàn.

Lưu ý quan trọng khi thi công móng nhà trên nền đất yếu

3.3. Xử lý vết nứt tường nhỏ bằng sika

Sika là một loại vật liệu chống thấm, đây là cách khắc phục trần nhà bị nứt hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Cắt ống sika theo kích thước phù hợp với vết nứt.
  • Bôi sika lên vết nứt.
  • Để khô hoàn toàn.

3.4. Sử dụng keo Silicone 

Keo Silicone cũng là một loại vật liệu chống thấm, chống trần nhà bị nứt nhỏ hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Cắt ống keo Silicone theo kích thước phù hợp với vết nứt.
  • Bôi keo Silicone lên vết nứt.
  • Để khô hoàn toàn.

Để khắc phục trần nhà bị nứt một cách hiệu quả, trước tiên cần xác định rõ nguyên nhân nứt trần nhà và loại vết nứt, sau đó áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp. 

Áp dụng đúng phương pháp khắc phục vết nứt không chỉ giúp trần nhà trở nên thẩm mỹ hơn mà còn đảm bảo sự an toàn và độ bền cho toàn bộ công trình.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

chị Trang Bình Thạnh đã đăng ký tư vấn