Nứt tường là hiện tượng phổ biến trong xây dựng. Không chỉ là, những ngôi nhà lâu năm đã xuống cấp. Ngay cả những ngôi nhà mới vừa hoàn thiện xong, cũng gặp dấu hiệu này. Đặc biệt là nhà ở dân dụng thường xuyên gặp hiện tượng tường nhà bị nứt.
Các vết nứt tường không chỉ làm giảm đi tính thẩm mỹ. Mà còn là còn đe doạ sự an toàn cho ngôi nhà. Nếu không có kinh nghiệm xử lý, và hiểu biết khi gặp trường hợp này. Tâm lý hoang mang và lo lắng là không thể nào tránh khỏi. Do đó, tùy theo từng trường hợp, phải rõ nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vết nứt mà chúng ta có những cách xử lý các vết nứt khác nhau
Thời tiết thường xuyên có mưa, làm cho tường nhà bị ẩm hoặc khí hậu nóng ẩm quanh năm. Kết quả là nguyên nhân làm cho tường nhà xuất hiện nhiều đường rạn nứt.
Các vết nứt trong trường hợp này thường có dạng chân chim. Hoặc các vết nứt có kích thước nhỏ (khoảng dưới 3mm) kéo dài và vắt ngang trên bờ tường
Tp Hồ Chí Minh nói riêng và những địa phương có nền đất yếu nói chung. Đều gia tăng tốc độ sụt lún địa tầng. Nói cách khác là, khi thi công không khảo sát kỹ địa hình xây dựng và có những tính toán chưa hợp lý về khả năng chịu tải. Kết quả là khiến nhà bị sụt lún sau một thời gian sử dụng. Những vết nứt như thế này sẽ rất khó để khắc phục hoàn toàn hoặc nếu có cũng chỉ mang tính tạm thời khi nguyên nhân sâu xa là từ móng nhà yếu không được giải quyết.
Các vết nứt nghiêng trên tường, nức dầm hoặc nứt trần nhà là loại vết nứt “khó chịu” nhất và sẽ khó sửa nhất. Thường nó có thể xuất hiện tại nhiều mảng tường, ở nhiều tầng. Quy luật là xuất hiện sát mép sàn, gần các cột và xiên dần vào giữa mảng tường; hoặc xuất hiện ở các góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới.
Các vết nứt cũng một phần do kỹ thuật tô tường (tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng – tối thiểu phải 1cm, tô xong bị nắng nhiều, không dưỡng hộ đúng…). Hoặc việc tô trát và sơn nước không đúng kỹ thuật, thi công sai quy trình
Bên cạnh đó do muốn giảm thiểu tất cả chi phí từ chủ đầu tư đến nhà thầu. Nên phần kỹ thuật đã bị bỏ qua, tính toán sai kết cấu chịu lực của cột, dầm, sàn
Bên cạnh 3 nguyên nhân chính thường xuyên gặp phải. Việc xác định nguyên nhân nứt nhà cần đội ngũ thợ có chuyên môn đến khảo sát, kiểm tra hiện trạng. Khi xác định được nguyên nhân nứt sẽ có cách xử lý các vết nứt triệt để. Phụ thuộc vào hiện trạng nhà cũng như điều kiện thi công và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình
Để có cách xử lý các vết nứt phù hợp. Trước tiên chúng ta cần phân loại chúng để có các biện pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là những dạng nứt phổ biến thường gặp
Loại rạn nứt phổ biến và rất khó tránh khỏi với hầu hết các công trình dân dụng ở Việt Nam chính là Nứt chân chim. Nguyên nhân chính chủ yếu nằm ở lớp hồ vữa trên tường không đồng nhất trong quá trình xây tô như: Tỷ lệ trộn xi măng với cát, thời gian xây tô không đồng nhất. Cách thi công không giống nhau giữa các lần thi công…
Điều này tạo thành các khối vật liệu co ngót không đồng đều và dưới tác động của thời tiết thay đổi hoặc nền đất dịch chuyển nhẹ. Lớp sơn phủ ngoại thất không có khả năng co giãn để theo kịp những thay đổi này dẫn tới làm tường ngoại thất bị những vết rạn nứt chân chim. Mưa và nước có thể ngấm qua những vết rạn nứt này và hủy hoại vẻ đẹp của tường ngoại thất.
– Tiến hành đục rộng và sâu 3-4cm xung quanh vị trí vết nứt trên sàn hoặc tường.
– Vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa đục.
– Tưới ẩm khu vực tường vừa đục.
– Sử dụng hồ già xi măng với cát mịn để trám, bịt kín vết nứt
– Đối với các khe hở giáp mí tường, nên sử dụng vật liệu keo chuyên dụng để trám vết nứt và ngăn ngừa quá trình thấm bởi nước mưa
– Đợi khoảng 2 -3 ngày để tường khô và thực hiện sơn phủ màng chống thấm co giãn lên bề mặt.
* Chú ý: Việc xử lý vết nứt bên hông nhà. Cần tìm đội thợ chuyên nghiệp với đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn
Trường hợp này, ta cần phải tiến hành khắc phục thật nhanh bởi những vết nứt này rất có thể sẽ lan ra nhanh chóng đến những khu vực khác, đến những bức tường khác.
– Dùng máy cắt tạo rảnh sâu
– Vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa đục.
– Tưới ẩm khu vực tường vừa đục.
– Bơm hoá chất sửa chữa loại đông cứng nhanh và trát lại bằng hồ thông thường
Vết nứt trong kết cấu bê tông do nhiều nguyên nhân gây ra. Và thường xuyên xảy ra ở những căn hộ cũ kỹ lâu năm. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp bảo dưỡng nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tượng này.
Các bước thực hiện:
– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vết nứt
– Khoan lỗ cách vết nứt khoảng 5 đến 10cm, xiên 45 độ, sâu khoảng 20 đến 25cm, sau đó thổi bụi và đưa kim bơm vào lỗ khoan.
– Dùng máy bơm áp lực bơm keo hoá chất vào lỗ khoan. Trám kín toàn bộ vết nứt ngầm bằng keo hoá chất hoặc loại khác tương tự
– Sau khi bơm keo đầy vào lỗ khoan tiến hành rút kim, trám vá lại lỗ khoan. Đợi đủ 12 ngày tiến hành khoan rút lõi lấy mẫu đem đi thi nghiệm cường độ
– Sử dụng hồ dầu kết nối (gồm xi măng trộn với nước và phụ gia Latex) tưới lên bề mặt vết nứt sau đó tiến hành đổ hồ Grout lên vết nứt cho bằng mặt sàn mái
– Tiến hành quét phụ gia chống thấm lên vết nứt đồng thời trải lưới thủy tinh lên ngay khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô.
– Ngâm thử nước và tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình
Nếu các bạn cần đội ngũ thi công sửa chữa chuyên nghiệp thì hãy Inbox cho Chú Tùng Thi Công tại ĐÂY.
Đặt lịch hẹn khảo sát, tư vấn phương án thi công tại ĐÂY.
anh Trung Quận 1 đã đặt lịch