Lưu ý quan trọng khi thi công móng nhà trên nền đất yếu

06/09/2024
Tin tức

Thi công móng nhà là bước quan trọng quyết định độ bền vững của công trình. Đảm bảo móng được thi công chính xác, đạt tiêu chuẩn giúp ngôi nhà của bạn an toàn và trường tồn theo thời gian.

Thi công móng nhà trên nền đất yếu có thể gây ra nhiều rủi ro cho sự an toàn và độ bền của công trình. 

Cùng tìm hiểu những yếu tố cần lưu ý để thi công móng nhà vững chắc trên nền đất yếu, giúp công trình của bạn được hoàn thành tốt nhất.

1. Tầm quan trọng của thi công móng nhà

Thi công móng nhà đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự ổn định, an toàn và độ bền của toàn bộ công trình xây dựng. 

Bởi móng nhà là nền tảng chịu lực chính, phân phối trọng lượng của cấu trúc bên trên xuống các lớp đất bên dưới. 

Hướng dẫn thi công móng nhà hiệu quả

Nếu móng nhà không được thiết kế và thi công đúng cách, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như lún, nứt, hoặc thậm chí sụp đổ toàn bộ công trình.

Có thể nói, thi công móng nhà đúng cách là bước cần thiết để đảm bảo công trình đạt được chất lượng cao nhất và an toàn cho người sử dụng.

2. Thi công móng nhà trên nền đất yếu có gì đặc biệt?

Khi xây dựng bất kỳ công trình nào, móng nhà luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, đặc biệt là khi thi công trên nền đất yếu. 

Trên thực tế có rất nhiều công trình cũng đã xảy ra sập, lún nghiêm trọng do không được thi công móng nhà đúng cách trên nền đất yếu.

Nền đất yếu được định nghĩa là loại đất có khả năng chịu tải thấp, dễ sụt lún và biến dạng dưới tác động của tải trọng công trình.

Lựa chọn vật liệu cho thi công móng nhà

Khi thi công móng nhà, kỹ sư và công nhân có thể đánh giá nền đất yếu thông qua việc quan sát loại đất tại vị trí thi công. Các loại đất nền yếu thường gặp bao gồm:

  • Đất sét yếu: Có tính chặt khi bão hòa nước nhưng cường độ thấp.
  • Đất cát yếu: Kết cấu không bền chặt, dễ bị pha loãng và ép chặt, dễ gặp hiện tượng cát chảy khi chịu tải trọng.
  • Bùn: Độ ẩm cao, hệ số rỗng lớn, độ bền thấp.
  • Than bùn và đất than bùn: Có nguồn gốc từ hữu cơ, dễ bị lún sập.
  • Đất bazan: Độ rỗng lớn, dung trọng khô thấp, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sập.
  • Đất đắp: Được tạo ra do tác động của con người, phân bố không đồng đều và thành phần không thuần nhất.

Việc lựa chọn thi công móng nhà phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo độ bền và ổn định của công trình trên nền đất yếu. 

  • Các loại móng phổ biến hiện nay bao gồm móng đơn, móng bè, móng băng và móng cọc. 
  • Trong đó, móng cọc và móng băng thường được ưu tiên sử dụng thi công móng nhà trên nền đất mềm vì khả năng chịu tải tốt và độ ổn định cao.

Ngoài ra, thi công móng trên nền đất yếu không chỉ yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự cẩn trọng và kinh nghiệm của đội ngũ thi công để đảm bảo công trình được xây dựng an toàn và bền vững.

Những lưu ý khi thi công móng nhà

>> Những loại sự cố thường gặp trong sữa chữa nước

3. Kinh nghiệm thi công móng nhà trên nền đất yếu

Thi công móng nhà trên nền đất yếu đòi hỏi các biện pháp và kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho công trình.

Do đó, quá trình thi công móng trên nền đất yếu cần chú trọng các lưu ý sau:

3.1. Tiến hành khảo sát địa chất

Khảo sát địa chất là một trong những khâu quan trọng nhất, ở những vị trí nền đất như thế nào sẽ có những phương án móng phù hợp,

  • Trước khi xây dựng, bạn cần tiến hành khảo sát địa chất khu đất để xác định các tầng địa chất, đánh giá độ ổn định của đất nền. 
  • Sau đó, dựa vào số liệu kết quả khảo sát sẽ cung cấp thông tin thực tế, các kỹ sư sẽ tính toán tải trọng và đưa ra các biện pháp thi công móng nhà phù hợp với từng nền đất cũng như phù hợp với chi phí đầu tư.

Giải pháp thi công móng nhà cho đất yếu

3.2. Lựa chọn loại móng thích hợp

Trên nền đất yếu, các loại móng sâu như móng cọc, móng băng, hoặc móng bè thường được sử dụng để truyền tải trọng xuống các lớp đất ổn định hơn ở phía dưới. 

Việc lựa chọn loại móng thích hợp này giúp giảm thiểu nguy cơ lún và tăng cường độ bền của móng.

3.3. Gia cố nền đất

Trước khi đổ móng, nền đất có thể cần được gia cố bằng các biện pháp phổ biến như:

  • Các biện pháp cơ học: Bao gồm các phương pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc đất, cọc vôi...), phương pháp thay đất, phương pháp nén trước, phương pháp vải địa kỹ thuật, phương pháp đệm cát...
  • Các biện pháp vật lý: Gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm, phương pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm...
  • Các biện pháp hóa học: Gồm các phương pháp keo kết đất bằng xi măng, vữa xi măng, phương pháp silicat hóa, phương pháp điện hóa...

Những biện pháp này giúp tăng cường khả năng chịu tải của nền đất và giảm một số tính chất vật lý của nền đất yếu.

Tìm hiểu quy trình thi công móng nhà đơn giản

3.4. Kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thi công

Trong suốt quá trình thi công, cần phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng các biện pháp đã được thực hiện đúng cách và hiệu quả.

3.5. Tính toán chính xác tải trọng

Việc tính toán tải trọng tác động lên móng cần được thực hiện chính xác để đảm bảo móng không bị quá tải, đặc biệt là trên nền đất yếu.

Đồng thời, bạn cũng cần tính toán số lượng, loại vật liệu làm móng phù hợp để đảm bảo sự chắc chắn khi thi công móng nhà.

Việc hiểu rõ và tuân thủ các lưu ý thi công móng nhà trên nền đất yếu quan trọng trên không chỉ giúp đảm bảo tính ổn định của công trình mà còn tiết kiệm được chi phí bảo trì và sửa chữa sau này.



Chia sẻ

Bài viết liên quan

chị Trang Bình Thạnh đã đăng ký tư vấn