Móng nhà cao tầng đòi hỏi kỹ thuật xây dựng chính xác và vật liệu chất lượng, đảm bảo nền móng vững chắc, an toàn cho cả công trình. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững của toàn bộ tòa nhà.
Móng nhà cao tầng không chỉ là nền tảng cho việc xây dựng mà còn quyết định sự ổn định của toàn bộ tòa nhà.
Tìm hiểu những loại móng phổ biến và quy trình thiết kế nó để hiểu được tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng những tòa nhà cao chọc trời.
Móng nhà là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế của một ngôi nhà. Nó quyết định độ chắc chắn của ngôi nhà, nhất là đối với nhà cao tầng.
Vai trò của móng nhà cao tầng không chỉ là nền tảng mà còn là chịu và giảm thiểu các rung động do hoạt động giao thông, thiết bị máy móc hoặc thậm chí là các trận động đất.
Do đó thiết kế loại móng nhà cao tầng nào cho công trình là một yếu tố hết sức quan trọng mà chủ đầu tư cần quan tâm đầu tiên.
Là móng có hình bản lớn dưới cột, phủ rộng toàn bộ công trình để giảm tài trọng của công trình lên mặt đất.
Móng bè thường áp dụng cho móng nhà cao tầng ở những nơi có đất nền yếu, khả năng khả năng kháng nén nhỏ.
Móng bè bù hay còn gọi là móng bè nổi (floating foundations) là loại móng mà một phần hoặc toàn bộ trọng lượng của công trình được bù trừ vào trọng lượng khối đất đã đào đi.
Là loại móng nhà cao tầng phổ biến nhất phù hợp cho các công trình có tải trọng khá lớn trong điều kiện địa chất kém.
Móng nhà cao tầng thi công bằng móng cọc khoan nhồi giúp công trình bền vững, ổn định, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Móng bè trên cọc là một giải pháp nền móng nhà cao tầng tối ưu chuyên dùng để giảm thiểu độ lún cũng như lún lệch, tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền bên dưới móng bè và làm giảm thiểu moment uốn trong móng bè.
Quy trình thiết kế móng nhà cao tầng gồm ba giai đoạn như sau:
Trước tiên, cần thực hiện khảo sát địa chất tại khu vực xây dựng để hiểu rõ các đặc tính của nền đất như độ cứng, độ nén, khả năng chịu tải, và sự hiện diện của mạch nước ngầm.
Các dữ liệu này tạo cơ sở ban đầu cho việc lựa chọn sơ bộ phương án móng nhà cao tầng kèm theo chi phí tương ứng.
Giai đoạn thiết kế chi tiết, phương án móng lựa chọn được phân tích sâu, đầy đủ với tất cả các phương pháp phân tích hiện đại nhằm thiết kế từng chi tiết của toàn bộ hệ thống móng.
Giai đoạn này được thực hiện chặt chẽ với các kỹ sư thiết kế kết cấu, vì kết cấu và nền móng nhà cao tầng là một thể thống nhất của cả công trình.
Giai đoạn thiết kế cuối, hoàn thiện cho tham số từ giả thiết ban đầu cho những dự đoán phòng ngừa rủi ro cuối cùng.
Đặc biệt, trước khi tiến hành thi công, thiết kế móng nhà cao tầng này cần được kiểm tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền và các chuyên gia độc lập để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng và an toàn.
Thi công móng nhà cao tầng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao, vì móng là nền tảng chịu lực cho toàn bộ cấu trúc của tòa nhà.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần xem xét khi thi công móng nhà cao tầng:
Công việc quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như lựa chọn phương án thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng của ngôi nhà.
Mọi công đoạn thi công tính toán tải trọng đều căn cứ trên nền địa chất thực tế này.
Việc chọn được vật liệu tốt không khó, tuy nhiên vì hiện nay có rất nhiều nguồn cung cấp vật liệu cũng như giá thành khác nhau mà các gia chủ nên có sự tìm hiểu trước.
Chọn vật liệu để đảm bảo cho móng nhà cao tầng bền và khỏe hơn như là những vật liệu hình thành nên một ngôi nhà như cát, xi măng, gạch ….
Phương án thiết kế móng sẽ được tính toán sau khi khảo sát địa chất công trình cụ thể vào từng thời điểm xây dựng cụ thể của mỗi gia đình.
Sau khi khảo sát địa chất và đã lựa chọn được phương án thiết kế móng nhà cao tầng thì yêu cầu giai đoạn thi công phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công đúng như thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình.
Những lưu ý này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng và độ bền vững của móng nhà cao tầng mà còn góp phần vào sự an toàn và thành công của toàn bộ công trình xây dựng.
chị Trang Bình Thạnh đã đăng ký tư vấn