Vết nứt trần nhà là dấu hiệu của vấn đề cấu trúc nghiêm trọng hoặc sự thay đổi môi trường. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để bảo vệ và duy trì sự bền vững cho ngôi nhà của bạn.
Vết nứt trần nhà đang xảy ra rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là những ngôi nhà được xây dựng lâu năm. Đây là vấn đề khiến các gia chủ đau đầu tìm giải pháp khắc phục sao cho triệt để.
Khi xảy ra hiện tượng này, trần nhà sẽ bị thấm dột khiến công trình xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có thể gây nguy hiểm đến người dân nếu không kịp thời sửa chữa.
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục vết nứt trần nhà, chú Tùng thi công sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé!
Vết nứt trần nhà là hiện tượng xuất hiện các đường rạn nứt hay các khe hở trên bề mặt trần nhà. Vết nứt này thường nằm ở vị trí tiếp giáp giữa tường và trần hoặc ở nơi giao nhau giữa các dầm, đà. Có nhiều kích thước nứt khác nhau, vết nứt càng lớn càng nguy hiểm đến gia chủ, có thể gây hiện tượng sập nhà.
Có 2 loại vết nứt trần nhà:
Tại sao trần nhà bị nứt? Đây là một câu hỏi rất được nhiều người quan tâm. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến vết nứt trần nhà. Theo kinh nghiệm lâu năm của nhiều chuyên gia và thợ trong nghề, hiện tượng này xảy ra do một số nguyên nhân sau:
Vấn đề kỹ thuật vô cùng quan trọng trong xây dựng nhà ở. Nếu quá trình này không cẩn thận sẽ dẫn đến ngôi nhà của bạn không được chỉnh chu và dễ bị hư hỏng.
Một số vấn đề về kỹ thuật ảnh hưởng đến vết nứt trần nhà:
Thi công công trình vô cùng quan trọng, phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, trình tự. Nếu làm theo ý bạn mà không tuân thủ thì dù có tay nghề cao cũng không tránh khỏi được hiện tượng tường, trần nhà trong quá trình sử dụng bị nứt, móng bị lún…
Nguyên nhân tiếp theo ảnh hưởng tới vết nứt trần nhà là do địa chất không ổn định. Nếu móng nhà ở vị trí không ổn định như góc ao, nữa ở đất liền gây ra sự không đồng đều giữa các cột khiến sự lún móng không đều.
Từ đó, nhà sẽ bị nghiêng về một bên. Hậu quả là tạo ra áp lực không đều là sẽ sinh ra những vết nứt ngang - dọc bất định, không vững chắc gây ra những vết nứt.
Đây là một trong những yếu tố chúng ta phải bất lực vì không có sự chuẩn bị trước nào để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà mà chỉ có thể giải quyết hậu quả của ngoại cảnh để lại. Một số tác động gây ra vết nứt trần nhà như dư chấn động đất, bị đâm đụng hoặc do nhà bên cậy xây dựng khi không đo đạc kỹ lưỡng...
Ngoài ra, thiên nhiên như bão, mưa dầm, nóng nóng cực độ kéo dài trong nhiều ngày mang theo hơi ẩm chứa các chất ăn mòn vật liệu… cũng dẫn đến vết nứt trần nhà. Khi gặp những tình huống này, ngôi nhà sẽ bị rung lắc một cách không kiểm soát và bất thường khiến các lớp tường, vữa trát bị đứt gãy.
Tất cả những nguyên nhân này đều không báo trước để chuẩn bị mà nó bất ngờ diễn ra. Vì vậy, chúng ta cần phải quan sát cẩn thận, khi xảy ra tình trạng nứt - gãy cần phải sửa chữa ngay lập tức. Tránh trường hợp kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt của những thành viên trong gia đình.
Khi đã biết được các nguyên nhân và đánh giá nứt trần nhà có nguy hiểm không thì cần phải sửa vết nứt trần nhà kịp thời.
Trên đây chỉ là những phương pháp xử lý nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ. Nhưng để xử lý một cách triệt để, cần phải có khảo sát thực tế để đưa ra những phương pháp thích hợp nhất và nên lựa chọn những cơ sở uy tín để thi công.
chị Trang Bình Thạnh đã đăng ký tư vấn