Nguyên nhân và cách xử lý tường nhà bị rạn nứt

05/09/2024
Tin tức

Tường nhà bị rạn nứt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ an toàn. Hãy xử lý kịp thời với giải pháp chuyên nghiệp để đảm bảo sự bền vững và an toàn cho ngôi nhà của bạn.

Tường nhà bị rạn nứt không chỉ làm mất đi thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến kết cấu và an toàn. 

Vậy tường nhà bị rạn nứt do đâu và các xử lý tường nhà bị rạn nứt phải làm sao?

1. Thế nào là tường nhà bị rạn nứt?

Tường nhà bị rạn nứt là tình trạng xuất hiện các vết nứt trên bề mặt tường, có thể là những vết nứt nhỏ, mảnh hoặc những vết nứt lớn, sâu hơn. 

Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn về an toàn và độ bền của công trình. 

Khắc phục sự cố từng nhà bị rạn nứt

1.1. Nứt tại vị trí mép cửa

Đây là các vết tường nhà bị rạn nứt ở mép cửa, nhất là các góc trên của cửa đi, cửa sổ. 

  • Chúng xuất hiện do đà lanh tô cửa không đủ chuẩn (thiếu độ dài, thiếu đoạn neo gối lên 2 đầu tường) hay do đóng, mở cửa mạnh. 
  • Vì thế, để ngăn ngừa các vết tường nhà bị rạn nứt này, bạn cần đúc hoặc làm đà lanh tô vươn khỏi đố cửa ít nhất 20cm. 

1.2. Vết nứt sâu xuyên qua tường

Với vết tường nhà bị rạn nứt sâu thì cần bạn nên quan sát tình trạng có tăng thêm hay không. 

Bởi vết tường nhà bị rạn nứt sâu sẽ ảnh hưởng đến lớp gạch và có thể gạch cũng bị nứt.

Đánh giá nguyên nhân gây ra tường nhà bị rạn nứt

1.3. Vết nứt nghiêng trên tường

Riêng với các vết tường nhà bị rạn nứt  nghiêng trên tường lại là loại “khó chịu” và rất khó sửa nhất. 

Chúng xuất hiện ở nhiều mảng tường của các tầng khác nhau, có thể xuất hiện sát mép sàn, gần các cột, đồng thời, xiên vào giữa tường; hoặc đôi khi xuất hiện ở góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới.

1.4. Nhà mới xây bị thấm tường

Khi nhà mới xây nhà mới xây bị nứt tường, thì tình trạng thấm tường rất dễ xảy ra dù vết nứt nông và hẹp. 

Lúc này, ngoài việc xử lý vết tường nhà bị rạn nứt, bạn cần phải tiến hành chống thấm tường.

Các vết tường nhà bị rạn nứt này thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự thay đổi kết cấu của ngôi nhà, tác động từ môi trường, hoặc lỗi trong quá trình xây dựng và thi công. 

Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của ngôi nhà.

Nhận diện dấu hiệu tường nhà bị rạn nứt rõ ràng

2. Nguyên nhân tường nhà bị rạn nứt

Để có cách xử lý tường nhà bị rạn nứt đúng và chính xác, thì cần phải hiểu rõ đúng nguyên nhân gây ra nó.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường nhà bị rạn nứt dù cho là nhà mới xây có thể kể đến như:

2.1. Thời tiết khí hậu

Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, mưa nắng thất thường, hay sự co giãn của các vật liệu dưới tác động của thời tiết cũng có thể gây ra các vết tường nhà bị rạn nứt. 

  • Ví dụ: Sự giãn nở do nhiệt độ cao vào ban ngày và co lại vào ban đêm có thể tạo ra các vết nứt.

2.2. Sự thay đổi kết cấu nền móng 

Nếu nền móng của ngôi nhà không ổn định, bị sụt lún hoặc bị xô lệch, có thể gây ra sự chênh lệch trong kết cấu, dẫn đến tường nhà bị rạn nứt. 

Điều này thường xảy ra khi ngôi nhà được xây dựng trên nền đất yếu hoặc không được gia cố đúng cách.

Bảo trì để tránh tường nhà bị rạn nứt

2.3. Kỹ thuật thi công và vật liệu kém

Chất lượng thi công và vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chất lượng của công trình. 

Khi quá trình thi công không được thực hiện đúng kỹ thuật, hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng, tường nhà sẽ dễ bị nứt hơn. 

Ngoài ra, sự co ngót tự nhiên của các vật liệu xây dựng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tường nhà bị rạn nứt. 

Ví dụ:

  • Việc không tuân thủ các quy định về bảo dưỡng bê tông, hoặc sử dụng gạch và vữa không đạt tiêu chuẩn có thể làm giảm độ bền của tường, dẫn đến việc xuất hiện các vết tường nhà bị rạn nứt sau một thời gian ngắn sử dụng.
  • Bê tông và vữa thường mất nước, co ngót lại, dẫn đến việc tạo ra các vết nứt nhỏ trên bề mặt tường.

2.4. Tải trọng quá mức hoặc không đều 

Khi tường phải chịu lực từ tải trọng quá lớn hoặc không phân bố đều, như trọng lượng của tầng trên, đồ nội thất nặng, hoặc sự rung lắc do hoạt động xung quanh, các vết tường nhà bị rạn nứt có thể xuất hiện do tường không chịu nổi áp lực.

2.5. Sửa chữa không đúng cách 

Việc thay đổi công năng hoặc tiến hành sửa chữa ngôi nhà mà không kiểm tra kỹ lưỡng kết cấu ban đầu cũng có thể là nguyên nhân gây ra tường nhà bị rạn nứt.

Những thay đổi này, nếu không được thực hiện đúng cách, có thể phá vỡ sự cân bằng của kết cấu, tạo ra áp lực không đều trên tường và dẫn đến hiện tượng rạn nứt.

>> Khám phá công nghệ mới trong xử lý thấm

3. Cách khắc phục tường nhà bị rạn nứt

Dù là những vết nứt nhỏ hay những vết nứt lớn, chúng đều cần được chú ý và xử lý kịp thời để tránh gây ra những hư hỏng nặng nề hơn.

Một số biện pháp khắc phục tường nhà bị rạn nứt hiệu quả, giúp bảo vệ và duy trì sự bền vững cho ngôi nhà của bạn.

3.1. Sửa chữa vết nứt nhỏ và nông

  • Làm sạch bề mặt: Trước tiên, cần làm sạch khu vực bị nứt bằng cách loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, hoặc các tạp chất khác. Điều này giúp các vật liệu sửa chữa bám dính tốt hơn.
  • Sử dụng vữa hoặc keo chuyên dụng: Đối với các vết nứt nhỏ, có thể sử dụng vữa trát hoặc keo chít nứt chuyên dụng để lấp đầy vết nứt. Sau đó, bề mặt được làm phẳng và để khô trước khi sơn lại.

Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không

3.2. Xử lý sự co ngót của vật liệu

  • Bảo dưỡng đúng cách: Đối với các công trình mới, việc bảo dưỡng bê tông và vữa đúng cách trong quá trình thi công là rất quan trọng để hạn chế sự co ngót, từ đó ngăn ngừa rạn nứt. Nên tưới nước đều đặn cho bê tông trong giai đoạn đầu để giữ ẩm và giảm tốc độ co ngót.
  • Sử dụng vật liệu chống co ngót: Có thể sử dụng các loại vật liệu xây dựng có tính năng chống co ngót để hạn chế tình trạng này.

3.3. Gia cố nền móng và kết cấu

  • Kiểm tra nền móng: Nếu tường nứt do nền móng yếu hoặc bị sụt lún, cần kiểm tra và gia cố lại nền móng. Có thể sử dụng các phương pháp như ép cọc bê tông, cọc xi măng, hoặc các biện pháp gia cố khác để đảm bảo nền móng vững chắc hơn.
  • Tăng cường kết cấu: Với những vết nứt lớn hoặc nghiêm trọng, việc gia cố kết cấu tường bằng cách sử dụng thép hoặc các vật liệu gia cường khác có thể cần thiết. Điều này giúp tăng cường khả năng chịu lực và ngăn chặn vết nứt lan rộng.

Cách sửa chữa tường nhà bị rạn nứt chân chim hiệu quả

3.4. Chống thấm cho tường

  • Áp dụng lớp chống thấm: Đối với tường bị nứt do tác động của thời tiết và độ ẩm, việc sử dụng các lớp chống thấm là rất quan trọng. Các lớp này có thể là sơn chống thấm, màng chống thấm, hoặc các vật liệu chuyên dụng khác, giúp bảo vệ tường khỏi sự xâm nhập của nước và độ ẩm.
  • Kiểm tra hệ thống thoát nước: Đảm bảo hệ thống thoát nước của ngôi nhà hoạt động hiệu quả để tránh hiện tượng ứ đọng nước gần tường, gây áp lực nước và dẫn đến nứt tường.

3.5. Khắc phục lỗi thi công và vật liệu

  • Thi công lại đúng kỹ thuật: Nếu vết nứt do lỗi thi công, cần phải thi công lại khu vực bị ảnh hưởng theo đúng kỹ thuật, đảm bảo các quy trình được thực hiện chuẩn xác. Điều này bao gồm cả việc trộn vữa, đổ bê tông và bảo dưỡng.

Những biện pháp trên không chỉ giúp khắc phục vết nứt mà còn ngăn ngừa nó tái diễn, đảm bảo an toàn và tuổi thọ lâu dài cho ngôi nhà của bạn.



Chia sẻ

Bài viết liên quan

chị Trang Bình Thạnh đã đăng ký tư vấn