Nhà móng băng được xem là lựa chọn ưu việt trong số các nền móng phổ biến hiện nay. Tìm hiểu chi tiết về nhà móng băng để hiểu tại sao nó lại được coi là giải pháp nền móng lý tưởng cho các công trình xây dựng hiện đại.
1. Khái niệm nhà móng băng
Móng băng là loại móng có kết cấu một dải dài. Loại móng này có thể đặt độc lập hoặc giao nhau qua các mối nối thành hình chữ thập. Với khả năng phân bổ đều trọng lực, giảm áp lực lên đất và tăng độ ổn định, nhà móng băng trở thành nền tảng vững chắc. Đảm bảo công trình chịu được tải trọng lớn và tác động từ môi trường.
Trong thực tế thì phương pháp xây dựng này được ứng dụng phổ biến nhiều trong các công trình dân dụng bởi giá thành hợp lý và độ lún đồng đều.
Hiện nay, trong thiết kế và thi công công trình xây dựng, nhà móng băng chỉ thật sự phù hợp cho thi công nhà phố, biệt thự có khoảng 3 tầng trở lên.
2. Cấu tạo và phân loại nhà móng băng
2.1. Cấu tạo nhà móng băng
Về cấu tạo nhà móng băng cơ bản gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết thành một khối và dầm móng.
- Lớp bê tông lót móng dày 100mm
- Bản móng có kích thước phổ thông là (900-1200)x350 (mm).
- Dầm móng có kích thước phổ thông là 300x(500-700) (mm).
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Tuy nhiên, đây chỉ là những số liệu cơ bản bạn nên tham khảo bởi phải tùy vào địa hình của khu vực thi công, loại hình công trình mới có số liệu chính xác nhất.
2.2. Phân loại nhà móng băng
Có thể phân loại nhà móng băng nhà thành các loại sau:
- Móng băng độc lập: Mỗi móng băng chỉ chịu tải trọng của một cột hoặc một cụm cột. Móng băng độc lập có thể được phân loại thành 2 loại:
- Móng băng độc lập dọc: Các móng băng được đặt dọc theo chiều dài của công trình.
- Móng băng độc lập ngang: Các móng băng được đặt ngang theo chiều rộng của công trình.
- Móng băng liên tục: Các móng băng được nối liền nhau thành một dải dài, chịu tải trọng của toàn bộ công trình. Móng băng liên tục có thể được phân loại thành 2 loại gồm: Móng băng liên tục đơn được nối liền nhau bằng các thanh thép liên kết. Móng băng liên tục kép được nối liền nhau bằng một dải bê tông liên kết.
3. Ưu và nhược điểm nhà móng băng
Nhà móng băng là loại móng chạy dọc bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo các dải dưới chân của hệ thống cột chịu lực được làm bằng bê tông cốt thép.
3.1. Ưu điểm nhà móng băng
- Tác dụng chủ yếu là đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới (trong trường hợp tâm của tải trọng bên trên trùng với tâm trọng lực của móng băng).
- Giúp giảm áp lực đáy móng.
- Khi không dùng được móng đơn thì nhà móng băng là lựa chọn cần thiết.
- Nhà móng băng lún đều nên giúp chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột.
- Nhà móng băng áp dụng tốt cho các trường hợp nền xấu và những công trình không quá lớn.
3.2. Nhược điểm nhà móng băng
- Như các bạn đã biết, nhà móng băng thuộc loại nhà móng nông, có chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng kém (chịu mô men là lực ngang).
- Sức chịu tải của nền móng không cao, thường chỉ sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ vì ở các lớp đất phía trên có sức chịu tải không lớn (trừ khi có lớp đất đá gốc gân mặt đất).
- Trong trường hợp mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công sẽ khá phức tạp do phải tăng các công trình phụ trợ và tăng chiều dài cọc ván khi thi công.
- Trong trường hợp thi công trên địa chất đất không ổn định, đất bùn yếu thì nên chọn phương án móng cọc thay thế.
4. Biện pháp thi công móng băng
Tuỳ thuộc vào loại công trình là nhà ở, nhà xưởng hay nhà cao tầng... Đơn vị xây dựng sẽ lựa chọn loại móng nhà thích hợp để đảm bảo độ bền chắc cũng như tối ưu chi phí.
Thiết kế làm nhà móng băng yêu cầu đào đất xung quanh khuôn viên hoặc song song với nhau trong phần xây dựng, kết nối các điểm cọc lại với nhau để tăng tính chịu lực.
Biện pháp thi công nhà móng băng bao gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Đào đất hố móng theo thiết kế và làm phẳng mặt hố
- Bước 2: Kiểm tra cao độ, đổ bê tông lót móng lên phần đất đã đào và cắt đầu cọc nếu có đóng cọc
- Bước 3: Ghép cốp pha móng
- Bước 4: Đổ bê tông móng
- Bước 5: Tháo cốp pha, nghiệm thu phần làm móng
Thi công nhà móng băng cần được thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật để đảm bảo sự vững chắc của công trình cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.