Những nguyên nhân nhà nứt dọc tường và cách khắc phục

01/08/2024
Tin tức

Nứt dọc tường có thể là dấu hiệu của vấn đề kết cấu nghiêm trọng. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để khắc phục nứt tường hiệu quả, bảo vệ ngôi nhà và tăng cường độ bền.

Nứt dọc tường là hiện tượng thường gặp đối với các công trình xây dựng chịu lực bằng bê tông cốt thép. Vậy những nguyên nhân khiến nhà nứt dọc tường là gì và cách khắc phục nào tối ưu nhất cho hiện tượng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây!

1. Dấu hiệu nhận biết nứt dọc tường

Nứt dọc tường có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm giảm tuổi thọ, thấm dột, mất thẩm mỹ và chi phí sửa chữa. Đây là hiện tượng thường thấy ở những ngôi nhà xây dựng từ lâu, xuống cấp hoặc được xây trong khu vực thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch nhiều.

Nguyên nhân bị nứt dọc tường

Khi một vết nứt xuất hiện trên tường, gia chủ cần đánh dấu vị trí của vết nứt và quan sát cẩn thận chiều rộng, chiều sâu và mức độ lan rộng của nó để đánh giá mức độ mức độ rủi ro. 

  • Nếu xuất hiện các vết nứt dọc tường trên bề mặt sơn, nhỏ và có hiện tượng mở rộng chậm, nứt loại này sẽ gây ra vẻ ngoài mất thẩm mỹ và ít nguy hiểm hơn. 
  • Khi các vết nứt dọc tường sâu, rộng và gần như xé toạc bức tường thì mức độ nguy hiểm đã đạt đến mức độ báo động. 
  • Đặc biệt, trong trường hợp các vết nứt dọc tường nằm gần cột, cửa ra vào hoặc các yếu tố cấu trúc khác của nhà có khả năng tường sẽ bị sập. 

2. Những nguyên nhân nứt dọc tường

Tường bị nứt dọc theo các cột có thể do nhiều yếu tố gây ra. Trước tiên bạn phải tìm ra nguyên nhân vấn đề để có thể giải quyết nó một cách triệt để.

Sau đây là một số yếu tố phổ biến nhất có thể dẫn đến các vết nứt dọc tường:

2.1. Tường nứt dọc do nền móng yếu

Nền móng là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của công trình. Nếu kết cấu móng xây dựng trên nền đất mềm, lún không đều, khi ép cọc gây sai lệch kỹ thuật sẽ khiến tường nhà xuất hiện vết nứt dọc tường ở giữa hoặc mép cửa.

Hiện tượng nứt dọc tường

>> Top 5 ý tưởng cải tạo nhà đẹp và hiện đại.

2.2. Tác động thời tiết và nhiệt độ

Thời tiết khắc nghiệt, chuyển đổi nóng lạnh gây co ngót đột ngột khiến móng không đáp ứng tiêu chuẩn, chịu lực yếu gây sụt lún tạo chấn động dẫn đến nứt dọc tường.

Bên cạnh đó, mưa và khí hậu ẩm làm tường nhà hấp thụ nước, tăng cường hiện tượng thủy hóa và làm xuất hiện nứt dọc tường.

2.3. Do kỹ thuật xây dựng

Vết nứt dọc tường nhỏ là do sơn trát không đảm bảo kỹ thuật thi công, dùng vật tư kém chất lượng. Bản chất của việc tưới tường là để tường đẫm nước và khi trộn vữa thủ cộng, độ hút nước cao sẽ vừa đủ để đảm bảo lớp vữa được bền chắc. 

Ngược lại, nếu không tưới nước, độ thủy hóa diễn ra một cách mạnh mẽ, tường không có nước sẽ dẫn đến bị nứt dọc tường. 

Khắc phục hiện tượng bị nứt dọc tường

2.4. Do tác động ngoại lực

Mọi vật đều có tuổi thọ của nó và tường nhà cũng không ngoại lệ. Tuổi thọ cao thì kết cấu về cột, dầm, móng, gạch… cũng sẽ bị mục, nát, gãy, lún... Do đó, xảy ra hiện tượng nứt dọc tường cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc khoan đóng vào tường hay ảnh hưởng địa chấn do công trình khác  cũng gây ra hiện tượng nứt dọc tường.

3. Cách xử lý nứt dọc tường

Tường nứt dọc không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và tuổi thọ của ngôi nhà. Việc đánh giá và xử lý vết nứt dọc tường kịp thời là quan trọng để tránh những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

3.1. Đối với vết nứt nhỏ

Trong trường hợp này, thợ chỉ cần đục lớp vữa cũ ra theo chiều dọc của vết nứt, tưới nước để cho tường đủ ẩm. Sau đó, làm cho tường đủ ẩm, tô lại bằng lớp cát mịn và xi măng già. Cuối cùng là sơn lớp sơn chống thấm. Trường hợp này rất dễ khắc phục, nhanh gọn lẹ.

Xử lí tình trạng nứt dọc tường

3.2. Đối với các vết nứt sâu, vết nứt lớn

Các vết nứt lớn có thể xuất hiện trên tường dưới dạng các vết nứt dọc. Các vết nứt này có thể ở trung tâm tường, sát các vị trí cột, hoặc gần viền cửa. Hiện tượng nứt tường sâu không chỉ xảy ra ở lớp vữa mà còn ở cả gạch bên trong. 

Trong trường hợp tường bị các vết nứt sâu như thế này, rất khó xử lý, nhất là khi chủ nhà không có kinh nghiệm trong xây dựng. 

  • Tốt nhất, nên đục hàng gạch ngay vị trí nứt và xây lại đúng kỹ thuật, cần thợ có tay nghề cao để lấp gạch nối lại phần nứt chỗ kín, khít và liên kết chắc chắn.
  • Cuối cùng là trát một lớp bột lên trên và sơn một lớp sơn chống kiềm, giữ được tính ổn định của công trình, quan trọng là đảm bảo tính thẩm mỹ nhà ở.

Cách khắc phục nứt dọc tường hiệu quả

3.3. Đối với các vết nứt dọc tường ở mép cửa sổ

Hiện tượng xuất hiện vết nứt tường nằm ở mép cửa (bao gồm cửa sổ và cửa chính), giải pháp hoàn hảo nhất là đục lấy đà lanh tô, thay vào đó một cây đà có kích thước dài hơn. Chỉ có phương pháp này mới đảm bảo lâu dài, hạn chế các vết nứt lan tràn ở mép cửa sổ hoặc cửa chính. 

Một số trường hợp, chủ nhà gặp phải hiện tượng này chỉ trám vữa vào vết nứt. Tuy nhiên, cách này được nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, sau đó tiếp tục rạn nứt. Do đó, nên áp dụng giải pháp thay lanh tô có kích thước dài hơn để tránh rạn tường.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

anh Trung Quận 1 đã đặt lịch