Sự Cố Thấm Dột là nỗi ám ảnh với ngôi nhà của bạn. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tường bị thấm nước. Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thấm nước ở tường và một số cách Chống thấm dột hiệu quả cho bạn
Một công trình hoàn thành bền vững đòi hỏi sự đồng bộ của cả một quá trình. Từ Thiết kế tới thi công và lắp đặt hoàn thiện. Chỉ cần một trong các công đoạn gặp sai sót sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng của cả công trình.
Tuy nhiên, vì tiết kiệm chi phí thi công mà nhà thầu/ gia chủ khi thi công hoàn thiện. Bỏ qua phần sàn mái không được chống thấm. Nước mưa ngấm xuống theo thời gian, gây nên tình trạng tường bị thấm nước.
Tình trạng Bê tông bị phong hóa theo thời gian đối với công trình cũ. Những bức tường của những ngôi nhà cũ lâu đời đã hết tác dụng chống nước mưa. Có khả năng bị nước thấm qua
Có thể thấy đây là một trong những nguyên nhân tường nhà bị thấm nước khá là phổ biến. Tình trạng này xảy ra chủ yếu trong phòng tắm và phòng vệ sinh, mặt trần hoặc tường.
Tình trạng này thông thường là do sự rò rỉ từ những phần van nối của ống nước. Trong đó bao gồm những đường ống trong tường nhà gia chủ. Và những đường ống trong những bức tường vách của nhà hàng xóm mà liền với nhà của gia chủ.
4. Mái nhà, tường rạn bị nứt
Công trình có kết cấu bê tông không đủ độ vững chắc. Không chịu được áp lực của yếu tố môi trường. Dưới tác dụng lâu ngày sẽ gây ra các vết nứt gãy. Sàn mái là vị trí chịu tác động thường xuyên của thời tiết. Sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên sẽ gây ra các vết nứt nghiêm trọng ở sàn mái.
Những vết rạn nứt này vào mùa mưa làm nước len lỏi vào. Tạo thành các dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà. Làm trần nhà gặp phải tình trạng thấm nước
Nhưng có lẽ nguyên nhân không kém quan trọng khiến tình trạng thấm nước vẫn diễn ra. Là do thói quen trong nhận thức của người sử dụng. Chúng ta vẫn muốn xây những ngôi nhà cao tầng, khang trang, nội thất hiện đại. Sẵn sàng trả tiền tỷ cho những đồ nội thất trang trí nhưng lại không hề nghĩ tới nguy cơ thấm nước của căn nhà. Từ những vị trí tưởng như vô hại như: Bồn hoa bên hông, hay phễu thu sàn trên sân thượng, sê nô lâu ngày dồn ứ rác…
Hoặc nếu có, thì chống thấm chỉ là vai trò của vữa và lớp sơn ngoài. Với suy nghĩ chỉ cần lựa chọn loại hồ thật tốt. Lớp sơn thật bền là chắc chắn căn nhà được bảo vệ hoàn toàn trước tác động bất thường của thời tiết. Đây không chỉ là suy nghĩ một chiều của người xây dựng, mà chưa có cái nhìn toàn diện về chống thấm dột.
Sự cố thấm dột là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho chất lượng các công trình xây dựng bị xuống cấp một cách nhanh chóng. Sự cố thấm dột còn có thể làm hỏng gạch, nứt tường nhà, trần nhà của các công trình. Chứa đầy các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm rất khó lường
Tường bị nước thấm nước lâu ngày, sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc hình thành và phát triển bên trong nhà của bạn. Với những khu vực dễ nhìn thấy thì có thể xử lý được. Nhưng có những khu vực tường nhà bị thấm nước khuất lại càng dễ cho nấm mốc phát triển.
Những mảng nấm mốc này trên tường còn khiến sơn bị phá hủy nhanh hơn, gây bong tróc. Khiến cho tường nhà của bạn trông rất xấu, mất thẩm mỹ.
Sau một thời gian đủ, nấm mốc sẽ phát tán vào không khí những hạt nhỏ li ti để nhân rộng. Lúc này căn phòng của bạn sẽ vô cùng hôi mùi ẩm mốc. Nếu nó xuất hiện trong phòng ngủ sẽ khiến phòng ngủ bị hôi. Ảnh hưởng tới sức khoẻ các thành viên trong gia đình bạn.
Với những Sự cố thấm dột trên các bạn cần liên hệ các đội thi công sửa chữa uy tín. Để xử lý tường bị thấm nước và khắc phục tình trạng nước thấm vô tường nhà một cách triệt để.
Khi các bức tường bên ngoài căn hộ bị thấm nước cục bộ, thì bước đầu tiên
– Loại bỏ lớp vôi vữa bề mặt
– Kiểm tra tìm khe hở
– Đục hồ quanh khu vực khe nứt
– Vệ sinh sạch sẽ
– Đóng lưới sắt cố định vết nứt
– Trám hồ theo tỷ lệ 1:2,5
– Ngoài ra có thể một tấm keo chống thấm linh hoạt để lấp vết nứt, và sau đó sơn hoàn thiện lại cho bức tường
– Tiến hành đục bỏ lớp hồ quanh khung cửa. Vệ sinh sạch những lớp vôi vữa lỏng lẻo, trám lại hồ mới theo tỷ lệ 1: 2,5 quanh khung cửa sổ. Sau khi hoàn tất sử dụng Silicon bịt kín khe giữa các rãnh bao quanh khung cửa sổ và kính.
– Phần trên lỗ cửa sổ nên làm hệ thống ngấn nước, để giảm thiểu những tổn hại có thể gây ra. Khi lớp sơn, vữa trên cạnh cửa bị bong ra hoặc đảo ngược nhất định phải được cải tạo lại.
Cách xử lý tường bị thấm nước trong trường hợp này là:
– Ngăn ngừa nguồn nước từ mái nhà. Mặt ngoài của mái nhà nên cao hơn mặt trong, để tạo nên một nguồn nước ngập vào bên trong cho phép nước mưa chảy vào mái nhà. Trên cả hai mặt của mái nhà nhất định sẽ có các giọt nước nhỏ giọt rơi xuống. Nếu là mái bê tông thì sẽ rất dễ bị nứt do đó gia chủ cần nhanh chóng xử lý chống thấm mái bê tông bị nứt.
– Lắp đặt ống trong tường. Nhận thấy nhiều tường bị thấm nước là do đường kính của ống thoát nước là quá nhỏ, vật liệu kém, lắp đặt không chuẩn, dẫn đến tràn, rò rỉ nước, ảnh hưởng đến một mảng tường lớn.
Vì vậy, để bảo vệ ngôi nhà ít bị thấm dột, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống ống thoát nước và nếu ống có hiện tượng nứt vỡ thì nên thay ngay. Nhất là kiểm tra ống sau những trận mưa lớn vì ống thường bị tắc nghẹt.
Sự cố thấm dột này đa phần nhà chung cư gặp phải. xuất phát từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu phát hiện trần chỉ mới bắt đầu bị ố vàng thì có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ để giải quyết vấn đề.
Còn trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây ẩm mốc. Phải khắc phục bằng cách phá bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm dột. Kiểm tra toàn bộ hệ thống đường ống, nếu có hư hại cần thay thế bằng loại chất lượng tốt. Tiếp theo phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.
Với sự cố thấm dột này, Chú Tùng khuyên bạn không nên tự làm mà cần phải có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm thực hiện
Trên những mái nhà bị sự cố thấm dột. Nên áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa. Trong đó gồm có cát, xi-măng và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1 cm. Kiểm tra hệ thống đường ống thoát nước. Không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ
Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái. Nếu sử dụng phương pháp trám bít mà không đem lại hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn. Khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hơn. Hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn
Trường hợp mái tôn nhà bị dột. Bạn có thể thực hiện chống thấm dột bằng cách trám bít các vết nứt bằng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm. Tuy nhiên, đối với mái tôn quá cũ, tốt nhất là bạn nên thay mới. Để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.
chị Trang Bình Thạnh đã đăng ký tư vấn