SỰ CỐ THẤM NƯỚC TỪ KHUNG BAO CỬA NHÀ VỆ SINH

20/07/2023
Mẹo sữa chữa

Sự cố thấm nước từ khung bao cửa. Sự cố này ít thấy khi các bạn tìm kiếm thông tin sự cố thấm. Nhưng đại đa số khách hàng không biết những hệ luỵ có thể xảy ra. Khi lắp đặt sai khung bao cửa này.

Hiện nay những chiếc cửa nhà vệ sinh trở thành yếu tố quan trọng. Là điểm nhấn tạo nên sự mới lạ của cả công trình nhà vệ sinh. Cũng bởi vậy, nhiều gia đình đã chọn lắp đặt cửa nhà vệ sinh cho không gian sống của mình với nhiều loại khác nhau.

Lắp cửa nhà vệ sinh, hiện nay hầu hết người dân đều thuê thợ chuyên nghiệp về lắp cửa. Nhưng vẫn có một số các gia đình mua của về lắp như vậy sẽ dễ xảy ra một số các vấn đề mắc phải khác nhau như : Lắp sai kỹ thuật, tường bị ảnh hưởng khi lắp đặt, các vật rơi xuống cống gây tắc đường cống…

Thấm nước khung bao
Tường ố, ngả màu quanh khu vực chân bao khung cửa

Vấn đề được gặp nhiều nhất khi khách hàng liên hệ với Chú Tùng. Đó chính là những mảng tường bên ngoài, luôn ẩm ướt xuất hiện những vết ố vàng. Gạch nền bị dồn, bung lên. Gây bất tiện khi sử dụng và mỹ quan tổng thể của ngôi nhà. Mà nguyên nhân chính do nước thấm từ khung bao cửa mà ra

THẤM NƯỚC TỪ KHUNG BAO CỬA, KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Đa phần trong thi công, để giảm thời gian cũng như không chú trọng đến kỹ thuật. Phần khung bao cửa thiết kế bị sai ngay từ đầu. Thường được lắp đặt âm thẳng dưới nền gạch.

Khung bao cửa thiết kế sai (âm thẳng sàn)

Trong khi đó, theo đúng quy cách. Khung bao cửa cần được đặt trên ngạch cửa. Cách mực nước nếu xả tràn trong nền nhà vệ sinh. Tránh nước thẩm thấu theo chân khung bao này.

Sự bất cẩn trong việc xây dựng nhà thiết kế. Không chú trọng ngay từ ban đầu của gia chủ, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.

Hậu quả thấm nước từ khung bao cửa
Nước thấm hư tường bên ngoài

Qua thời gian sử dụng dù đã làm biện pháp chống thấm bề mặt sàn. Một lượng nước lớn thấm qua chân khung bao này, len lỏi các mao mạch ngầm bên trong sàn. Dần dần sẽ thẩm thấu ra tường bên ngoài hoặc sàn bên dưới. Làm cho sơn có vệt ố vàng khó chiu, bong tróc lớp giấy dán tường bên ngoài.

Bên cạnh đó việc thấm qua khung bao cửa này, làm nước thẩm thấu xuống nền nhà. Qua thời gian tạo điều kiện cho hơi nước tích tụ lại. Từ đó vi khuẩn, nấm mốc hoặc bụi bẩn bám vào.

Sàn gạch bị đẩy bật lên

Lâu dần khiến lớp keo dán bị hư hỏng. Dẫn tới việc gạch ốp sẽ bị nổ hoặc bị bong tróc đẩy gạch bật lên

GIẢI PHÁP

  1. Khung bao cửa phải được đặt trên ngạch cửa

 Sau khi hoàn tất công tác chống thấm cho sàn. Làm độ dốc tiêu chuẩn cho sàn từ 1,5-2%. Nên lắp đặt ngạch cửa bằng đá, hoặc chất liệu khác, cao hơn nền từ 1-1,5cm.

xây dựng ngạch cửa chống thấm nước khung bao
Lắp đặt ngạch cửa cao hơn nền

Sau đó mới đặt khung bao cửa lên trên hoặc bên ngoài ngạch cửa. Tránh tình trạng thi công phần chân khung bao chôn sâu dưới nền. Khi lắp đặt khung bao cửa phải tính toán chiều cao phù hợp với vị trí chờ còn trống.

  1. Ngạch cửa và thân cửa phải khớp nhau

Trong phòng vệ sinh cần chú ý đến thứ tự thi công các công việc. Nếu như làm sai thứ tự này, hơi nước có thể thấm vào trong cửa.

khung bao chuẩn chống thấm nước
Ngạch cửa thiết kế đúng kỹ thuật

Thứ tự thi công đúng là lát gạch nền trước, sau đó làm ngạch cửa, tiếp đến làm cửa, chú ý độ rộng của ngạch cửa phải bằng độ rộng thân cửa, lắp cửa theo hướng từ trái sang phải, hết sức tránh để cửa tiếp xúc trực tiếp với vật liệu ẩm ướt.

3Sơn nhiều lớp lên mặt sau cửa

Căn cứ theo quy định, mọi loại cửa gắn vào tường nhà vệ sinh đều phải được xử lý chống ẩm. Xử lý chống ẩm bình thường gồm những vấn đề sau: Khi chỉnh trang nhà ở cần nhắc thợ hết sức chú ý những nơi này.

Thứ nhất là chỗ tiếp giáp cửa và tường phải được sơn thật kỹ, tốt nhất là sơn nhiều lần, như vậy mới có thể ngăn được hơi ẩm từ tường ra cửa;

Thứ hai, nếu nhà vệ sinh không thiết kế ngạch cửa bằng đá thì giữa cửa và nền nhà phải để ra một khoảng trống khoảng 1cm. Mục đích là tránh nước ngấm từ nền nhà lên cửa;

Thứ ba, mặt sau cửa dán một lớp vật liệu chống nước để ngăn hơi ẩm xâm nhập vào cửa; thứ tư, dùng gạch men hoặc đá ốp phần tường sau cửa.

LÝ DO LỰA CHỌN CHÚ TÙNG THI CÔNG?

Với đội ngũ giàu kinh nghiệm xử lý chống thấm ở các công trình dân dụng, chung cư. Chú Tùng đủ tự tin để giải quyết các tình huống thấm dột như:

  1. Thấm dột do nứt kết cấu

Chú Tùng Thi Công tự tin khắc phục trám những khe hở do nứt kết cấu bởi những chất liệu tốt nhất. Trả lại một mặt bằng nguyên vẹn. Cải tạo và hoàn thiện mặt bằng một cách tốt nhất.

chống thấm nứt kết cấu
Bơm hoá chất trám vết nứt ngầm

Đối với những mặt bằng bị thấm dột do nứt kết cấu. Đội ngũ nhân viên Chú Tùng sẽ đục sàn sân thượng, xử lý nứt đà , trám các vết nứt lớn bằng keo nhựa tổng hợp, các vết nứt ngầm bằng bơm hoá chất dạng lỏng. Đổ nền, quét chống thấm toàn bộ bề mặt và phủ lưới thuỷ tinh chống thấm toàn diện

  1. Thấm tường do vết nứt chân chim

Tường sau một thời gian dài sử dụng. Bị nứt chân chim là tình trạng xuất hiện hầu hết ở các công trình dân dụng. Nguyên nhân chính là lớp hồ vữa trên tường không đồng nhất trong quá trình xây tô. Bên cạnh đó, lớp sơn phủ ngoại thất không có khả năng co giãn. Để theo kịp những thay đổi này dẫn tới làm tường ngoại thất bị những vết rạn nứt chân chim.

chống thấm nứt chân chim
Chống thấm rạn nứt tường
  • Tiến hành đục rộng và sâu 3-4cm xung quanh vị trí vết nứt chân chim trên tường
  • Vệ sinh sạch sẽ
  • Dùng vật liệu chuyên dụng trét kín vết nứt
  • Phủ sơn chống thấm co giãn lên bề mặt

    3. Thấm sàn nhà vệ sinh:

Đây là sự cố mà đa số khách hàng thường xuyên gặp. Nguyên nhân từ nước sàn nhà vệ sinh, bắt nguồn chủ yếu tại vị trí ống thoát nước sàn hoặc hộp kỹ thuật lan rộng từ chân tường lên trên bề mặt. Làm xuất hiện tình trạng mảng tường bị rạn nứt khiến căn nhà mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó hệ thống ống nước âm sàn sử dụng chất liệu kém chất lượng, gây bể, nhiễu nước

Đối với sự cố thấm sàn vệ sinh. Tuỳ mức độ hư hại đội ngũ nhân viên Chú Tùng sẽ xử lý đường ron, quét chống thấm cổ ống. Nếu sự cố nghiêm trọng phải đục nền. Kiểm tra xử lý đường ống nước. quét hoá chất chống thấm triệt để. Trước khi cán nền tạo độ dốc, ốp lát hoàn thiện

sửa chữa nền gạch chống thấm nước khung bao
Cán sàn nhà vệ sinh

NHỮNG VỊ TRÍ DỄ BỊ THẤM NƯỚC 

  • Nơi thoát nước ( Phễu thu sàn): Đây là nơi dồn nước lại để thoát nước
  • Các góc cạnh sát tường: Đặc biệt là dưới chân tường tiếp giáp sàn, rất dể bị thấm nước nếu không được xử lý kỹ càng
  • Các đường ron gạch: Sử dụng thời gian dài, nghiêng kết cấu, các đường ron này bị bong, gây tình trạng thấm nước
  • Những vị trí có đường ống nước đi qua trên về mặt hoặc xuyên sàn
  • Những vết nứt, kẻ hở của tường và sàn vệ sinh

Nếu nhà các bạn đang bị những phiền toái về sự cố thấm nhà vệ sinh như trên. Cần một Công ty thi công sửa chữa chuyên nghiệp hãy inbox cho Chú Tùng tại ĐÂY.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

anh Trung Quận 1 đã đặt lịch