Tìm hiểu cấu tạo móng nhà cấp 4 và cách lựa chọn phù hợp
15/11/2024
Tin tức
Cấu tạo móng nhà cấp 4 quyết định độ bền và an toàn của công trình. Khám phá các loại móng phổ biến và cách chọn móng phù hợp cho từng nền đất.
Móng nhà không chỉ giúp phân bổ trọng lực đều trên nền đất mà còn bảo vệ công trình khỏi các tác động của thời tiết, địa chất, và sự lún sụt.
Do đó, việc lựa chọn cấu tạo móng nhà cho nhà cấp 4 phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và bền vững của công trình.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của các loại móng nhà cấp 4 thường được sử dụng và những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn loại móng phù hợp cho công trình của bạn.
1. Các loại móng nhà cấp 4 đơn giản phổ biến hiện nay
Móng nhà cấp 4 là mấu chốt quan trọng để giúp bạn có được một căn nhà bền vững theo năm tháng.
Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại móng cũng như đất và diện tích của khu đất, bạn có thể chọn lựa loại móng phù hợp nhất.
Dưới đây là một số loại móng nhà cấp 4 đơn giản thường áp dụng khi xây dựng nhà.
1.1. Móng đơn
Móng đơn là một trong những loại móng nhà được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng nhà cấp 4 bởi vì việc thi công cũng như tính đơn giản và hiệu quả.
Được thiết kế độc lập và có hình dạng thường là hình chữ nhật hoặc hình vuông nên việc xây dựng móng đơn trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn hẳn.
Một điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng móng đơn là phải đảm bảo nền đất nơi xây dựng là chắc chắn, không bị sụt lún.
1.2. Móng cọc
Hiện nay, móng cọc là một trong những loại móng nhà có khả năng chịu tải lớn, đặc biệt là khi đất đai yếu hoặc bị đọng nước.
Móng cọc có thể được đặt riêng lẻ hoặc được ghép lại thành nhóm cọc liên kết bằng giằng móng và đài.
Sự liên kết này giúp tăng độ cứng vững của móng nhà cấp 4, đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình trong thời gian dài.
1.3. Móng băng
Móng băng là một trong những loại móng nhà phổ biến trong kiến trúc truyền thống và các ngôi nhà nhà cấp 4 xưa.
Đây là một loại móng nhà được đặt dưới hàng cột và tường, có hình dạng dải dài và có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập.
Chức năng chính của loại móng nhà cấp 4 này là giúp đỡ tường hoặc cột và phân bố tải trọng của ngôi nhà trên diện tích lớn hơn so với các loại móng khác.
Mặc dù móng băng có thể giúp giảm thiểu chi phí và thời gian thi công, tuy nhiên, cần phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo rằng móng có đủ sức chịu tải cho ngôi nhà.
1.4. Móng bè
Móng bè là loại móng bằng nằm ngang trên toàn bộ diện tích của ngôi nhà.
Đây là loại móng nhà được khuyến khích sử dụng trong xây dựng nhà cấp 4, giúp phân tán trọng lượng của công trình đều trên mặt đất và đảm bảo sự ổn định cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, việc xây dựng móng bè đòi hỏi chi phí và công sức đầu tư cao hơn so với các loại móng khác.
2. Cấu tạo móng nhà cấp 4
Cấu tạo của móng nhà cần phải chắc chắn để chịu tải trọng của toàn bộ công trình và đối mặt với tác động từ môi trường, chẳng hạn như thay đổi độ ẩm đất, lún, hay xói mòn.
Dưới đây là các thành phần chính trong cấu tạo móng nhà nhỏ của nhà cấp 4:
2.1. Cấu tạo móng nhà đơn
Cấu tạo móng đơn cơ bản sẽ gồm những phần sau:
Lớp bê tông lót móng: Dày khoảng 100mm, được cấu thành từ bê tông 4×6 hoặc bê tông vữa và xi măng mác 50-100.
Phần móng (bản móng): Thường có đáy hình chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải và được tính toán kỹ càng để phù hợp với từng loại thiết kế.
Cổ móng: Đây là nơi có kích thước lớn hơn phần cột ở trên mỗi chiều khoảng 25mm, có tác dụng truyền lực, tải trọng từ cột xuống đáy móng.
Giằng móng: Có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng nhà trong công trình.
2.2. Cấu tạo móng băng
Cấu tạo móng băng cơ bản bao gồm các phần sau:
Dầm móng băng
Lớp bê tông lót bên dưới đảm bảo độ dày 100mm.
Kích thước bản móng: 900 – 1200×350 (mm).
Kích thước dầm móng băng: 300 x 500 – 700 (mm).
Thép của bản móng băng: ɸ 12a150
Thép của dầm móng: thép dọc 6 ɸ( 18- 22) và thép đai ɸ8a150.
Cọc: Kết cấu có kích thước chiều dài lớn hơn so với bề rộng của tiết diện nằm ngang, được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng nền đất.
Đài cọc: Kết cấu dùng để liên kết những cọc lại với nhau và phân bổ đều tải trọng của công trình lên các cọc.
2.4. Cấu tạo móng bè
Móng bè gồm nhiều lớp, thông thường sẽ có 3 lớp căn bản là lớp bê tông lót mỏng bên dưới, bản móng và dầm móng.
Theo đúng quy chuẩn, một móng bè cần đáp ứng đầy đủ các cấu tạo sau:
Lớp bê tông sàn dày 10cm
Chiều cao bản móng 32 cm
Kích thước dầm móng 300x700mm.
Thép bản móng là 2 lớp thep phi 12a200.
Thép dầm móng là thép dọc 6 phi và thép đai là thép phi 8a150.
3. Cách lựa chọn móng nhà cấp 4 bền vững phù hợp
Việc chọn loại móng nhà phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện nền đất, tải trọng, chiều cao và địa thế sinh sống.
Cách chọn móng nhà cấp 4 có diện tích nhỏ:
Với những nền đất tốt thì lựa chọn móng đơn sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho chúng ta về mặt chi phí xây dựng và thời gian.
Với các công trình nhà cấp 4 có tải trọng nhẹ, bạn có thể lựa chọn móng cọc hoặc móng băng đơn giản mà không cần quá nhiều gia cố.
Với nền đất yếu có mạch nước ngầm và nước đọng thì làm móng bè sẽ là cách làm móng nhà hoàn hảo nhất, vừa kiên cố lại vững chắc.
Trường hợp địa thế gần sông suối hoặc nền đất quá yếu thì chúng ta nên gia cố thêm nền đất bằng cọc cừ tre hoặc cọc tràm để đảm bảo độ bền vững cho ngôi nhà.
Một thiết kế móng nhà phù hợp sẽ giúp ngôi nhà cấp 4 không chỉ bền vững mà còn an toàn và tiết kiệm chi phí thi công.