4 NGUYÊN NHÂN KHIẾN NỀN GẠCH BONG TRÓC?

20/07/2023
Mẹo sữa chữa

Nền gạch bong tróc không chỉ gây mất thẩm mỹ. Kèm theo đó những phiền toái trong sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Cũng như những hệ luỵ xấu ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nền gạch bong tróc và phồng rộp lên. Do đó, việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân là vô cùng cần thiết

Nếu bạn quan tâm thì đừng bỏ qua bất kỳ thông tin nào dưới đây. Chú Tùng sẽ chia sẻ đến các bạn các nguyên nhân và cách xử lý nền gạch bong tróc, phồng rộp một cách hiệu quả nhất cho gia đình nhé!

4 nguyên nhân phổ biến

1. Nhà xuống cấp khi được xây dựng quá lâu

Đây là thực trạng khi nhiều công trình được xây dựng hàng chục năm. Vượt quá sức chịu đựng của kết cấu. Qua thời gian sử dụng dài, công trình có dấu hiệu xuống cấp. Gạch lát nền giãn nở vì nhiệt không đều theo năm tháng. Dẫn đến hiện tượng kích lẫn nhau và phồng rộp lên

2. Sử dụng vật liệu kém chất lượng

Bạn đã chắc chắn rằng những sản phẩm mà gia đình mình sử dụng đạt chất lượng tốt nhất chưa. Hay trong lúc lựa chọn vật liệu thi công vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã sử dụng những mặt hàng rẻ tiền. “Tiền nào thì của náy” thế nên việc lựa chọn hàng rẻ thì khó mà đòi hỏi thời gian sử dụng bền lâu và đảm bảo chất lượng được

Thị trường gạch phong phú đa dạng

Tất cả các loại gạch men mà các gia đình thường hay sử dụng. Lúc ở trạng thái khô, lúc ẩm ướt, lớp men (thường là men sứ) phủ phía trên mặt gạch không hút ẩm. Trong khi lớp xương phía dưới dạng đất sét nung lại hút ẩm. Có thể do lớp men phủ phía trên mặt gạch không phù hợp nên cũng xảy ra tình trạng bong rộp, nứt vỡ gạch…

3. Trình độ thi công kém

Đây là tình trạng nhức nhối khi phụ thuộc vào việc mà bạn chọn đơn vị tiến hành xây dựng nhà ở.

Với những thợ tay nghề quá kém. Thi công không đúng quy trình làm cho gạch bị phồng rộp, bong tróc là điều hiển nhiên. Trình độ thi công kém thể hiện qua:

  • Kỹ thuật lát nền chưa chuẩn: thợ lát hay trét xi măng vào mặt dưới gạch không đều để tăng độ dính của gạch
  • Trong quá trình lát gạch, người thợ không pha trộn nguyên liệu theo đúng tỉ lệ (trộn vữa xi măng và cát). Khi tỷ lệ xi măng trộn ít, cát lại cho vào nhiều hơn thì độ bám dính của lớp vữa dưới gạch không cao, gạch sẽ bong dần lên theo thời gian.
  • Hồ để cán nền quá khô dẫn đến khi tưới nước hồ dầu (nước xi măng) lên lớp hồ cán nền đó sẽ hút hết nước xi măng. Trong quá trình thi công gạch lát không ngâm nước, có ngâm nước chưa đủ no hoặc ngâm quá lâu
  • Hồ dầu quét dưới mặt gạch không đủ hoặc khi đổ nước hồ dầu lên nền thợ không lát luôn mà để một khoảng thời gian 20 phút – 30 phút mới lát. Lúc này lát gạch xuống vị trí đó thì độ gắn kết giữa lớp vữa và gạch không gắn được nữa hoặc gắn kết với nhau cũng chỉ là gắn kết tạm thời. Khi sử dụng đi lại trên đó viên gạch sẽ bị bong hoặc bị vỡ ra.

4. Do nguyên nhân thấm nước.

Đây là vấn đề liên quan đến sự cố thấm trong nhà. Xuất phát từ nhà vệ sinh ( khung bao nhà vệ sinh) hoặc rò rỉ đường nước âm sàn. Làm nước thẩm thấu xuống nền nhà. Qua thời gian tạo điều kiện cho hơi nước tích tụ lại. Từ đó vi khuẩn, nấm mốc hoặc bụi bẩn bám vào. Lâu dần khiến lớp keo dán bị hư hỏng. Dẫn tới việc gạch ốp sẽ bị nổ hoặc bị bong tróc đẩy gạch bật lên

 Bên cạnh những nguyên nhân chủ yếu làm nền gạch bị phồng rộp, bong tróc. Còn có rất nhiều nguyên nhân như sự thay đổi đổi đột ngột nhiệt độ, độ ẩm… Để biết nguyên nhân chính xác để có cách xử lý triệt để. Các bạn cần tham vấn thêm các đội ngũ có trình độ chuyên môn

Biện pháp xử lý

Để hạn chế nền gạch bong tróc các bạn cần:

1. Nắm rõ quy trình thi công ốp lát

» Cần làm sạch bề mặt nền trước khi ốp lát. Cần loại bỏ các vết hồ bám trên sàn, rơi vãi trong quá trình thi công. Đây là khâu đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng. Ảnh hưởng đến chất lượng nền nhà cũng như tính thẩm mỹ

» Khi thi công quá trình lát gạch phải đảm bảo đúng kỹ thuật lát gạch khi sử dụng keo dán gạch hoặc vữa xi măng. Trộn đúng tỷ lệ để đảm bảo khả năng kết dính ( tỷ lệ trộn thường có trên bao bì sp)

Lót cần cần thợ có kinh nghiệm

» Khi lát gạch nền phải đảm bảo khoảng cách giữa các viên gạch đủ rộng. Hồ no các viên gạch có thể co – giãn để tránh hiện tượng giãn nở do nhiệt thì các viên gạch vẫn không bị vỡ, nứt.

» Nên dùng bay có răng cưa để dán gạch giúp cho keo phủ kín và đồng đều lên viên gạch. Cách này cũng giảm được các sự cố liên quan đến gãy vỡ ở các góc cạnh của gạch đồng thời thuận tiện dễ dàng trong việc thi công.

» Ngâm gạch trong nước trước khi thi công giúp khắc phục tình trạng bong tróc gạch.

» Keo dán gạch hiện được xem là giải pháp lát gạch khá phổ biến và an toàn hiện nay. Keo dán gạch cho phép dễ dàng điều chỉnh gạch trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra keo có khả năng tráng đều trên bề mặt cần ốp lát giúp tạo độ bám dính tốt và độ bền cao

2. Cách xử lý sàn gạch bong tróc, phồng rộp

Trường hợp 1: Do sự cố thấm nước

Với trường hợp này, bạn cần liên hệ các đơn vị chống thấm xử lý triệt để hoàn toàn sự cố thấm nước ( Thấm nước từ khung bao cửa vệ sinh, kiểm tra thay thế hệ thống đường ống nước âm sàn) trước khi tiến hành khắc phục sàn gạch bị bong tróc

Trường hợp 2: Gạch chưa bị bong ra, chưa vỡ

Với trường hợp này, có thể không cần phải đục ra. Bạn có thể làm theo quy trình:

nền gạch bong tróc
Sàn gạch chưa bị bong
  •  Xác định vị trí, diện tích mà gạch lát sàn nhà bị phồng rộp. Lưu ý, nên lấy diện tích rộng hơn và kiểm tra xem những viên gạch xung quanh xa hơn có khả năng bị ảnh hưởng không để khắc phục cùng 1 lần
  •  Lấy máy khoan có gắn mũi khoan (phi 6) còn mới và sắc khoan lên nền của viên gạch bị phồng rộp chiêu sâu khoảng 1,5cm. Sau đó, dùng bơm hơi để thổi hết mùi vữa gạch.
  •  Sau đó bơm hóa chất theo vị trí lỗ khoan xuống. Gõ nhẹ búa cao su lên nền gạch cho hóa chất xuống đều và nhiều hơn. Nếu vẫn không thể xuống hết, hãy khoan thêm một mũi bên cạnh nữa để bơm bổ sung
  •  Cuối cùng, chờ cho hóa chất và hồ khô. Dùng xi măng trắng hoặc xi măng có màu phù hợp với màu của gạch tại vị trí mũi khoan.

Trường hợp 3: Gạch đã bị nứt, vỡ, bong lên khỏi nền nhà

lý do nền gạch bong tróc
sàn gạch đã bị bong tróc
  •  Xác định vị trí, độ rộng của nền gạch bị bong tróc.
  •  Dùng máy cắt gạch cắt theo đường mạch của gạch lát giữa viên gạch bong và viên gạch không bong. Cắt xung quanh vị trí bị bong tróc .
  •  Đục toàn bộ vị trí gạch bong tróc lên, đục sâu xuống nền sàn khoảng 3-5cm
  •  Trộn hồ ( mác 50), cán nền phẳng bằng đáy của viên gạch không bong tróc.
  •  Hòa nước vào xi măng tinh (nước hồ dầu) vừa đủ độ đặc. Đổ xuống nền sàn lát gạch, lát gạch xong lau toàn bộ mặt gạch sạch. Tiến hành chà ron là xong

Nếu các bạn đang có sàn nhà bị tình trạng phồng rộp, bong tróc. Cần đội ngũ thi công sửa chữa chuyên nghiệp. Tư vấn những phương án phù hợp thì hãy Inbox cho Chú Tùng Thi Công tại ĐÂY.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

anh Trung Quận 1 đã đặt lịch