6 SỰ CỐ LỚN TRONG NHÀ VỆ SINH

20/07/2023
Blog

Sự cố nhà vệ sinh là một trong những vấn đề gây nhiều nhức nhối. Nhà vệ sinh thông thường ngày nay bao gồm một bồn rửa mặt, một vòi sen đứng ( có thể có không gian tắm riêng với tắm đứng có kính bao quanh) hoặc không, đôi khi là một bồn tắm nằm, và một bồn cầu

Những sự cố trong nhà vệ sinh
Những vẫn đề hay gặp ở nhà vệ sinh

Nhà bạn ở vùng ngoại ô đất rộng bao la, nhà tắm là cái nhà nằm gần cái giếng ở vườn kìa, nước tắm chảy ngay ra ao hay chảy ra kênh câu chuyện thật đơn giản không bao giờ phải lo lắng băn khoăn về nó hết ngoài vấn đề đôi khi có hơi bất tiện chút xíu thôi
Nếu nhà tắm được đặt ở lầu trệt câu chuyện có lẽ sẽ đơn giản hơn nhưng cũng có nhiều vấn đề đau đầu lắm các bạn. Sau khi thấy hết toàn bộ các vấn đề có thể xảy ra cho nhà tắm chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý chúng

1. BỒN CẦU BỊ TẮC NGHẼN

Đây mà một trong những vấn đề mà đa số gia đình nào cũng đã từng trải qua. Nếu không được giải quyết nhanh chóng. Sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt của gia đình. Các vết bẩn sẽ bám chặt vào bồn cầu, mùi hôi của chất thải bay ra khắp nhà… Đây là một trong những phiền toái trong nhà vệ sinh hay xảy ra. Việc bồn cầu bị tắc nghẽn có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do chúng ta sử dụng bồn cầu quá lâu, các chất thải trong hầm tự hoại không tiêu hủy kịp khiến hầm tự hoại bị đầy và không thoát được rác thải vệ sinh phụ nữ

 Cách xử lý:

Đối với trường hợp này chỉ cần cho vào bồn cầu, hầm tự hoại một lượng chế phẩm vi sinh là vấn đề sẽ được giải quyết lâu dài. Các vi sinh vật sẽ di chuyển vào bên trong hầm tự hoại rồi phân hủy các chất thải chứa trong hầm tự hoại thành nước và CO2. Bên cạnh đó các rác thải vệ sinh phụ nữ, không nên xả trực tiếp xuống bồn cầu

2. NHÀ VỆ SINH BỐC MÙI

Những sự cố gây nhà vệ sinh bốc mùi

Phiền toái nhà vệ sinh kinh khủng này thì chắc các bạn cũng từng trải qua rồi phải không? Cái nhà tắm muốn vào mà không giải quyết được nỗi buồn phải ráng nhịn thở hay chạy ra liền… Vấn đề này tương đối phức tạp, việc bạn cần làm là tìm hiểu nơi bắt nguồn mùi hôi thì mới giải quyết triệt để được vì nguyên nhân có thể nằm ở cái đường nước thoát từ phễu thoát sàn, hầm ga đầy, hay mực nước trong Siphon quá thấp. Bên cạnh đó là  đường thoát khí của hầm ga (bể phốt) bị tắc…

 Cách xử lý:

 – Đấu nối bồn cầu không kín: Khi lắp đặt bồn cầu tại cổ ống bồn cầu và ống chờ trên sàn không kín. Làm hơi đi từ ống chờ ra ngoài. Trong trường hợp keo trét giữa bồn cầu và sàn không kín làm hơi sẽ đi ra ngoài. Trường hợp này cần tháo gỡ bồn cầu và tiến hành lắp đặt lại cho khớp vị trí đấu nối

– Hầm ga ( bể phốt) đầy: Các bạn cần tiến hành liên hệ các dịch vụ hút bể phốt vào khoảng 2-3 năm. Với chi phí không quá cao cho 1 lần hút và vận chuyển

– Lượng nước ở ống siphon quá thấp: Khi ở trạng thái bình thường, nước luôn tồn tại trong ống ngăn mùi hôi phát ra từ hầm cầu hay cống. Nếu lắp đặt sai, không sử dụng bẫy nước, nước không ngăn được mùi hôi đi ngược lên. Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ thợ để lắp đặt bẫy nước ( P-trap, S-trap) cho phễu thu sàn hoặc bồn rửa, kiểm tra lại những bẫy nước này nếu đã lắp đặt rồi.

– Đường thoát khí của bể phốt bị tắc: Nếu lắp đặt không chuẩn xác, ống này có thể bị tắc khiến khí hôi bốc ngược trở lại. Việc khắc phục này cần có thợ chuyên nghiệp xử lý

– Không có hệ thống thông hơi: Do thiết kế ban đầu, nhà vệ sinh không lắp đặt quạt hút mùi và hệ thống thông gió không đi chung vào hệ thống lưu thông khí của nhà. Những phiền toái này vẫn luẩn quẩn ở quanh

3. BỒN CẦU BỊ RÒ RỈ NƯỚC
Việc bồn cầu bị rò rỉ nước phần lớn nguyên nhân là do các đai ốc bị lỏng bởi tác động trong quá trình sử dụng. Nếu không nhanh chóng khắc phục thì sẽ tiêu tốn một lượng nước không nhỏ mỗi tháng.

 Cách xử lý:

Để khắc phục tình trạng bồn cầu bị rò rỉ nước, bạn cần kiểm tra gioăng cao su ở giữa các điểm nối bể chứa với bồn cầu. Sau khi kiểm tra phần gioăng, nếu đúng gioăng bị đứt thì bạn cần thay thế gioăng cao su mới, siết chặt lại đai ốc cho chắc chắn, hiện tượng rò rỉ nước sẽ không còn.

4. ĐẦY GIÁN TẶC VÀ BỌ CÁNH BƯỚM

Mỗi khi đi vô phải cầm theo cái bình xịt cho dù chết vì hóa chất còn hơn để mấy em đó mơn trớn lộng hành

những phiền toái trong nhà vệ sinh
 Cách xử lý:
– Dùng thuốc diệt đặc trị : Trên thị trường hiện nay có một số loại thuốc diệt có khả năng đặc trị ruồi cánh bướm. Nhưng lại rất an toàn cho sức khỏe con người
 Dùng nắp đậy miệng cống: với cách làm này, nó vừa giúp ngăn mùi hôi từ hệ thống cống nước thoát ra. Hạn chế tình trạng nghẹt cống. Đồng thời còn làm cho ruồi cánh bướm không thể xuất hiện trong nhà vệ sinh của bạn
– Làm sạch cho nhà vệ sinh thường xuyên: với việc làm cho nhà vệ sinh luôn trong tình trạng sạch sẽ, không bị ứ nước. Không có môi trường để các loại sinh vật đáng ghét phát triển

5. SỰ CỐ ĐIỆN, NƯỚC

Mặc dù nhà vệ sinh có diện tích khá nhỏ, nhưng trong một căn hộ đó là không gian mà gia đình nào cũng thường xuyên sử dụng. Và điện nước là hệ thống quan trọng nhất vì nó liên quan đến đến sự an toàn, thoải mái. và chính xác. Nhằm để tránh xảy ra những việc hỏng hóc các vật dụng của nhà vệ sinh. Cũng như những việc nguy hiểm hơn như rò rỉ điện ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ

.  Cách xử lý: Nhà vệ sinh thường xuyên ẩm ướt. Do đó khi lắp đặt các thiết bị điện cần đảm bảo độ an toàn cao, có tính kháng nước. Nên đi ngầm trong tường, các dây điện cần được bảo vệ cẩn thận trong ống gen. Sử dụng dây điện và ống gen đảm bảo tiêu chuẩn về độ bền, cách điện. Nên chọn loại ổ cắm điện có nắp đậy ngăn nước. Các loại đèn sử dụng nên có chụp bảo vệ, tránh các loại đèn treo đơn giản. Kiểm tra CB tổng xem role có ở vi trí bật không. Xem dây dẫn điện có bị hư không, nếu bị hỏng thì tiến hành thay mới.

6. THẤM

Thấm là một trong những phiền toái đáng lưu tâm nhất. Nó cũng có thể bắt nguồn từ hộp kỹ thuật, các cổ ống đi xuyên sàn. Chân tường nơi tiếp giáp giữa sàn và tường. Sàn bê tông nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh với đặc điểm thường xuyên có nước. Khi nước thẩm thấu qua các ron gạch tích tụ lại đọng dưới sàn bê tông nhà vệ sinh. Lâu dần dễ bị nứt bê tông sàn, do kết cấu bị lún. Đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém và không được quét lớp màng chống thấm
Thấm làm nhà vệ sinh của bạn bị ẩm mốc quanh tường. Và thấm ra các khu vực xung quanh với những mảng tường loang lổ. Làm trần lầu dưới bị ố vàng, thạch cao bị mục tróc sơn. Chưa kể mấy cái đường điện chắp vá mà mấy anh thợ gắn cẩu thả. Có bị sự cố gì không nữa nếu nó bị chập thì có trời mới biết

 Cách xử lý:

  • Vệ sinh bề mặt, xử lý bề mặt

    Tiến hành đục bỏ nền gạch cũ, vệ sinh tạo phẳng

  • Chống thấm các ống dẫn xuyên sàn.

    Bằng hỗn hợp chất chống thấm có khả năng co giãn

Chống thấm cổ ống


  • Chống thấm sàn và chân tường.

    Sử dụng hợp chất chống thấm. Quét từ 2-3 lớp và mỗi lớp có một khoảng thời gian chờ khô theo hướng dẫn sử dụng

  • Xả nước để kiểm tra phần chống thấm.

    Sau 24h khi quét lớp chống thấm, xả, ngâm nước để kiểm tra

công đoạn chống thấm

  • Cán nền, ốp gạch lại.

    Cán sàn tạo dốc chân tường bao và sàn bê tông bằng vữa xi măng + cát. Sau khi hoàn thành công đoạn cán sàn bắt đầu tiến hành ốp lát.

  • Chà ron 

    Sau khi chờ gạch lát khô hoàn toàn, tiến hành chà ron và vệ sinh hoàn thiện

thi công cải tạo nhà vệ sinh

Nếu nhà vệ sinh các bạn đang bị những phiền toái trên. Cần một Công ty thi công sửa chữa chuyên nghiệp hãy inbox cho Chú Tùng tại ĐÂY.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

anh Trung Quận 1 đã đặt lịch