Cải tạo trần nhà bằng thạch cao ưu điểm và nhược điểm cần biết

06/06/2024
Tin tức

Trần nhà không chỉ đóng vai trò bảo vệ và cách nhiệt mà còn là yếu tố quan trọng trong việc trang trí nội thất, tạo nên phong cách và không gian sống thoải mái. Với nhiều lựa chọn về vật liệu và thiết kế, từ trần thạch cao, gỗ, đến trần nhôm, việc lựa chọn và thi công trần nhà đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp.

Cải tạo trần nhà bằng thạch cao đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào những ưu điểm nổi bật về thẩm mỹ và tính năng kỹ thuật. Tuy nhiên, như bất kỳ vật liệu xây dựng nào khác, thạch cao cũng có những nhược điểm cần được xem xét kỹ lưỡng. Việc hiểu rõ cả ưu điểm và nhược điểm của thạch cao sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trong quá trình cải tạo không gian sống của mình. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết những lợi ích và hạn chế của việc sử dụng thạch cao để cải tạo trần nhà, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn và dễ dàng lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

1. Cải tạo trần nhà:

Cải tạo trần nhà là một công việc quan trọng trong quá trình nâng cấp và hoàn thiện không gian sống. 

Việc này không chỉ giúp nâng cao tính thẩm mỹ mà còn cải thiện các tính năng kỹ thuật như cách âm, cách nhiệt và ánh sáng.

Các phương pháp cải tạo trần nhà phổ biến:

  • Trần thạch cao: Thạch cao là lựa chọn phổ biến nhờ vào tính thẩm mỹ cao, dễ thi công và khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, thạch cao có thể dễ bị hư hỏng trong môi trường ẩm ướt và yêu cầu bảo trì thường xuyên.
  • Trần nhôm: Trần nhôm bền, nhẹ, chịu nước và dễ vệ sinh, phù hợp cho các khu vực ẩm ướt như nhà bếp và phòng tắm. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt trần nhôm thường cao hơn so với thạch cao.
  • Trần gỗ: Trần gỗ mang lại cảm giác ấm cúng, sang trọng và có khả năng cách âm tốt. Tuy nhiên, gỗ cần được bảo quản và chống mối mọt kỹ lưỡng.

Cải tạo trần nhà

Việc chọn lựa phương pháp và vật liệu phù hợp, cùng với quy trình thi công đúng kỹ thuật, sẽ đảm bảo việc cải tạo trần nhà mang lại hiệu quả tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.

2. Các loại trần nhà thạch cao:

Trần nhà thạch cao, hay còn được gọi là trần giả, là một loại trần được làm từ tấm thạch cao và được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc. 

Hệ khung này liên kết với kết cấu chính của tầng trên như sàn nhà, dầm, để tạo ra một lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà nguyên thủy.

Hiện nay, cải tạo trần nhà bằng thạch cao được đông đảo người dùng ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cũng như những lợi ích khác mà nó mang lại.

Trần nhà thạch cao có hai loại: trần nổi và trần chìm. Ưu điểm của trần nổi là nếu cần sửa chữa, bạn có thể tháo rời hoặc thay tấm hỏng. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần nổi không bằng trần chìm.


Các loại trần nhà thạch cao

Trong đó, trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp thuộc hệ thống trần chìm. 

Ưu điểm của trần chìm là đẹp, phẳng, có thể tạo nhiều hoa văn. Dùng xi măng tạo đường chỉ trang trí giúp trần đẹp và bền nhưng giá thành khá cao. 

Trần chìm dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong... nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau.      

Khuyết điểm của trần chìm là không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Bạn phải gỡ nguyên trần để sửa nhà.

3. Ưu điểm và nhược điểm của cải tạo trần nhà:

3.1. Ưu điểm của cải tạo trần nhà bằng thạch cao:

Cải tạo trần nhà bằng thạch cao mang đến nhiều ưu điểm đáng kể trong việc trang trí và xây dựng nội thất. 

  • Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt:

Trần thạch cao có khả năng cách âm tốt và cách nhiệt hiệu quả, giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài hoặc giữ lại âm thanh trong không gian nội thất. Điều này làm cho cải tạo trần nhà bằng thạch cao trở thành lựa chọn phù hợp cho các khu vực yêu cầu sự yên tĩnh như phòng học, văn phòng hoặc phòng ngủ.

  • Tính thẩm mỹ cao:

Trần nhà thạch cao cung cấp một bề mặt trần nhà phẳng, mịn màng và đồng nhất, tạo ra một không gian trang nhã và chuyên nghiệp. 


 Ưu điểm của cải tạo trần nhà bằng thạch cao

3.2. Nhược điểm của cải tạo trần nhà bằng thạch cao:

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc sử dụng thạch cao để cải tạo trần nhà cũng có một số nhược điểm mà người sử dụng cần cân nhắc.

  • Độ bền kém trong môi trường ẩm ướt:

Thạch cao dễ bị hỏng khi tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt. Điều này có thể gây ra hiện tượng mốc, loang lổ hoặc thậm chí là sụp đổ trần. 

Vì vậy, vải cải tạo trần nhà bằng thạch cao không phù hợp cho các khu vực thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà bếp hay các khu vực có độ ẩm cao.

  • Giới hạn về thiết kế và lắp đặt:

Bên cạnh đó, thạch cao không phải là vật liệu chịu lực tốt, do đó, không thể treo các vật nặng trực tiếp lên trần thạch cao mà không có sự hỗ trợ của khung kết cấu vững chắc. 

Điều này hạn chế khả năng trang trí và sử dụng không gian trần nhà cho các mục đích khác.

  • Bảo trì và sửa chữa khó khăn:

Việc cải tạo trần nhà bằng thạch cao cũng gây ra nhiều phiền toái bởi khi cần tiếp cận với các hệ thống điện hoặc ống nước bên trong, việc tháo gỡ và lắp đặt lại các tấm trần thạch cao có thể làm mất thời gian và công sức.


Nhược điểm của cải tạo trần nhà bằng thạch cao

Nhìn chung, dù trần nhà thạch cao có nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng việc hiểu rõ các nhược điểm này giúp bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý và đảm bảo sự bền vững, an toàn cho ngôi nhà của mình.

>> Hướng dẫn xây và cải tạo nhà đơn giản, dễ hiểu

4. Những lưu ý khi cải tạo trần nhà bằng thạch cao:

Để trần thạch cao được bền và đẹp lâu, khi cải tạo trần nhà bạn cần lưu ý các yếu tố sau:


  • Trần thạch cao rất kỵ nước, nước sẽ làm cho trần của bạn bị ố vàng, mất thẩm mỹ hoặc bị hỏng vì vậy trước khi thi công ghép trần nhà, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. 
  • Tuyệt đối không được để lỗ rò trên mái làm trần thấm nước. Đặc biệt, với mái ngói, khi mưa lớn tạt vào các khe hở, nước sẽ nhỏ giọt xuống trần. Thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng và rất xấu. Vì vậy, bạn nên cho thợ trét mastic và sơn lại. Nếu thi công kỹ, mái nhà không bị rò nước, bạn có thể giữ trần nhà thạch cao đẹp và bền từ 5-10 năm.
  • Thạch cao dùng lâu ngày sẽ bị co lại sẽ xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trét xi măng. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi trần nhà mới xuất hiện vết nứt, bạn nên cho dặm và sơn lại.
Chia sẻ

Bài viết liên quan

anh Trung Quận 1 đã đặt lịch