Gia cố móng nhà là bước quan trọng để đảm bảo sự vững chắc và an toàn cho công trình. Với kỹ thuật hiện đại và đội ngũ chuyên nghiệp, chúng tôi cung cấp dịch vụ gia cố móng hiệu quả, giúp ngôi nhà của bạn tránh được các vấn đề như sụt lún và nứt gãy.
Gia cố móng nhà cũ là một trong những bước quan trọng không thể bỏ qua khi muốn đảm bảo sự bền vững và an toàn cho ngôi nhà. Qua thời gian, móng nhà có thể bị suy yếu do nhiều yếu tố như tác động của thời tiết, lún sụt đất hoặc kết cấu bị xuống cấp. Để khắc phục tình trạng này, gia cố móng nhà cũ không chỉ giúp tăng cường độ bền cho ngôi nhà mà còn kéo dài tuổi thọ của công trình, đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Gia cố móng nhà khi toàn bộ phần kết cấu chịu lực đã được thi công thì phát sinh vấn đề ngoài ý muốn. Đây là tình huống khẩn cấp, lúc này cần có biện pháp khắc phục để có thể phục hồi khả năng chịu lực của công trình xây dựng.
Biện pháp gia cố móng nhà này giúp tăng cường kết cấu nền móng của một công trình hiện hữu và sẽ là biện pháp tốt nhất nên chọn cho tình huống khẩn cấp nói trên. Gia cố móng nhà là biện pháp bao gồm việc lắp đặt các gối đỡ tạm thời hoặc vĩnh viễn vào kết cấu nền móng hiện có để có thể đạt được khả năng chịu lực đã đề ra.
Tuy nhiên, biện pháp này được lựa chọn tùy thuộc vào 3 yếu tố chính là tuổi thọ hiện thời của công trình xây dựng, đặc điểm của các thay đổi lên công trình và hiện trạng kết cấu của nền móng.
Mỗi yếu tố sẽ đại diện cho một lý luận cơ sở thích hợp. Tuỳ vào từng công trình mà sự lựa chọn của bạn cũng khác nhau. Nhưng chúng có thể hài hoà để tạo ra một công trình hoàn hảo.
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp đào hố và là phương pháp gia cố móng nhà truyền thống, được áp dụng qua nhiều thế kỷ. Cách này sẽ mở rộng kết cấu móng cũ bằng cách đào tới lớp địa tầng ổn định. Lớp đất dưới đáy móng sẽ được đào bỏ theo trình tự có kiểm soát theo từng giai đoạn hoặc chống giữ.
Khi chúng ta đào tới lớp đất phù hợp, hố đào được đổ đầy bê tông và được giữ cho đông kết trước khi tiến hành đào hố tiếp theo. Ngoài ra, để có thể truyền tải trọng từ móng cũ xuống kết cấu móng mới thì mối nối giữa hai kết cấu được thực hiện bằng cách là đổ một lớp vữa xi măng cát khô. Đặc biệt đây là phương pháp rẻ tiền và phù hợp cho kết cấu móng nông, thường phù hợp để gia cố móng nhà cấp 4.
Nó là phương pháp nâng cao từ phương pháp đào hố, thường dùng khi nâng cấp nhà cũ. Ưu điểm là thi công nhanh hơn phương pháp truyền thống, chỉ tiếp cận kết cấu từ một phía và khả năng chịu tải trọng cao.
Nhược điểm là nếu móng hiện hữu nằm sâu thì việc đào đất là không tinh tế và hướng tiếp cận bị giới hạn, công năng sử dụng của dầm gánh cũng bị hạn chế ít nhiều.
Phương pháp này ra đời vì phương pháp dùng bê tông khối không thể làm việc hiệu quả cho móng có chiều sâu lớn và nó còn khả thi cho hầu hết các điều kiện địa chất.
Với phương pháp gia cố móng nhà bằng dầm và móng trị thì dầm bê tông cốt thép được đổ tại chỗ để truyền tải trọng vào móng trụ bê tông. Kích thước và chiều cao của dầm tùy theo điều kiện đất nền và tải trọng truyền xuống, cho nên phương pháp này khá tinh tế cho móng có chiều sâu ít hơn 6m.
Ở phương pháp gia cố móng nhà này, sẽ được thêm các cọc trên các cạnh kề nhau của tường đang đặt trên móng yếu. Khi đó, một khối bê tông liên kết xuyên qua tường, liên kết với các cọc và làm việc như một đài cọc. Trường hợp móng bị lún trên đất ngập nước hay đất có tính sét có thể xử lý bằng phương pháp này để sửa chữa nhà cũ.
Loại phương pháp gia cố móng nhà này áp dụng cho móng băng hoặc móng đơn, phù hợp với công trình có từ 5 đến 10 tầng. Ở phương pháp gia tải trước này thì đất được đầm nén cho đến khi ở cao độ đào đất, đất nền chịu được một tải trọng đã định trước.
Trong đó, công tác đầm nén được thực hiện trước khi tiến hành gia cố nền. Yêu cầu của phương pháp gia cố móng nhà này là cần giảm thiểu tiếng ồn và tác động ảnh hưởng do hoạt động đầm nén và nó không thể áp dụng cho móng bè.
Những cách gia cố nền móng nhà cũ phải có những trình tự nhất định, đặc biệt cần có sự lựa chọn cách gia cố móng nhà phù hợp để công trình đạt hiệu quả cao nhất.
Trước khi thi công gia cố móng nhà chúng ta cần khảo sát, xem xét kỹ phần nền móng, phần dầm cột nhà, kết cấu móng và công trình, ước tính tải trọng, phân tích sự phân bố tải trọng để chọn phương án thi công phù hợp.
Sau đó ta sẽ xử lý các vấn đề liên quan có thể gây ảnh hưởng tới móng cũ, cấy thêm trụ nếu cần để đảm bảo sự ổn định của công trình, xử lý địa tầng đất xung quanh và bên dưới nền móng.
Khi thực hiện gia cố móng nhà thường sử dụng cách mở rộng đế móng hoặc tạo ra những kết cấu phụ trợ bằng cách thêm kết cấu gối tựa liên kết vào móng cũ để phân tán áp lực công trình lên móng. Các bước thực hiện sẽ như sau:
>> Quy trình sửa chữa cải tạo nhà
Một số công trình khi gia cố móng nhà cũ cần phải xử lý móng và xử lý kết cấu công trình để giảm tải trọng của công trình lên móng và phân bố hợp lý áp lực lên móng đồng thời phải kết hợp xử lý nền đất yếu, địa chất kém để đảm bảo chất lượng và độ ổn định tốt nhất sau thi công.
anh Trung Quận 1 đã đặt lịch