Phân loại móng nhà và cách lựa chọn phù hợp với từng công trình

20/09/2024
Tin tức

Móng nhà là yếu tố quan trọng quyết định độ bền và an toàn của công trình. Lựa chọn loại móng phù hợp và thi công đúng kỹ thuật sẽ giúp ngôi nhà vững chắc trước mọi tác động.

Móng nhà đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải trọng lực từ công trình xuống nền đất. 

Bài viết này sẽ phân loại các loại móng nhà phổ biến, các bước thi công móng nhà băng, cọc, nông, cùng với hướng dẫn chi tiết về cách chọn loại móng phù hợp với từng loại công trình. 

Thông qua đó, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định thông minh để đảm bảo nền móng vững chắc và bền bỉ cho ngôi nhà của mình.

1. Quy trình các bước làm móng nhà tùy theo địa chất

Đa số chúng ta đều biết trong kết cấu xây dựng những công trình xây dựng nói chung và nhà ở nói riêng thì hạng mục quan trọng nhất vẫn là phần móng.

Nếu móng nhà không được thiết kế, thi công đúng quy trình và kỹ thuật thì ngôi nhà đó sẽ gặp nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng.

Bạn có thể tham khảo quy trình các bước làm móng nhà tùy theo địa chất sau:

1.1. Khảo sát địa chất 

Đây là công đoạn đầu tiên và quan trọng trong quy trình làm móng nhà giúp bạn dễ dàng tạo ra được nền móng chắc chắn. 

Các loại móng nhà phổ biến và ứng dụng của chúng

Bởi vì khi khảo sát địa chất bạn sẽ xác định được loại móng nhà phù hợp cho ngôi nhà của mình. 

  • Nếu địa chất làm móng xấu thì phải tìm cách khắc phục trước khi tiến hành làm móng. 
  • Còn nếu địa chất làm móng tốt thì dễ dàng lựa chọn được loại móng nhà phù hợp.

1.2. Quy trình thi công làm móng nhà

Sau khi bạn hoàn tất xong các công đoạn trên thì công đoạn quan trọng trong quy trình làm móng nhà chính là thi công. 

Quy trình thi công làm móng nhà gồm rất nhiều bước như:

  • Hạ thổ đào hố móng
  • Dầm đất và làm phẳng mặt hố móng
  • Kiểm tra đất. Xác định cao độ lót móng để phù hợp với ngôi nhà mơ ước của mình.
  • Đổ bê tông, cắt đầu cọc lót móng
  • Ghép cốp pha và đổ bê tông để làm móng nhà
  • Chờ đợi phần móng nhà khô, cứng, chắc chắn
  • Tháo cốp pha sau khi lớp bê tông làm móng đã khô.
  • Bảo dưỡng lớp bê tông móng

Bạn cần nắm rõ để quy trình thi công làm móng nhà đạt hiệu quả để đảm bảo cho công trình có được độ chắc chắn an toàn, lâu dài.

Những lưu ý quan trọng khi xây dựng móng nhà và cách khắc phục

>> Những lỗi sữa chữa nhỏ thường gặp và cách khắc phục

2. Phân loại móng nhà phổ biến 

Móng nhà hay còn gọi là móng nền là hạng mục được xây dựng nằm ở vị trí dưới cùng của công trình như: nhà ở, trung tâm thương mại… 

Nó là hạng mục quan trọng, có nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng, lực đỡ toàn bộ công trình. 

Do đó để đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững thì công trình, ngoại việc thi công đúng quy trình kỹ thuật, bạn cần phải lựa chọn đúng loại móng nhà phù hợp.

Một số loại móng nhà phổ biến hiện nay là:

2.1. Móng đơn (móng cóc)

Móng đơn hay còn được gọi là móng cóc, móng nông, có tác dụng chịu lực, đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau. 

  • Móng đơn có kết cấu đơn giản, thường có hình dạng chữ nhật, vuông hoặc tròn, thường có chi phí thấp và thi công nhanh chóng.
  • Đây là loại móng tận dụng tối đa khả năng làm việc, sức chịu tải và biện dạng của đất, tức là, độ cứng, khả năng chịu tải của đất là yếu tố quyết định đến sự ổn định của công trình.

2.2. Móng băng

Đây là loại theo 1 khối dài liên kết với nhau (theo hình chữ thập), thường thấy ở hầu hết các công trình lớn. 

  • Móng băng có ưu điểm là giảm bớt sự lún không đều, tăng độ cứng của công trình đặc biệt là móng băng giao thoa. 
  • Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp, hỗ trợ rất tốt ở những nơi có nền đất mềm, yếu.

Các biện pháp gia cố móng nhà trong điều kiện địa chất yếu

2.3. Móng bè

Móng bè là loại móng nhà khá phổ biến hiện nay trong thi công xây dựng nhà ở hiện nay.

  • Dạng móng bè có hình đường thẳng, trải dài khắp công trình hỗ trợ cùng nhau chịu lực.
  • Móng bè còn được sử dụng phổ biến ở những công trình xây dựng nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao, đặc biệt với các công trình có tầng hầm, kho bãi thì lựa chọn móng bè là giải pháp thích hợp nhất.

2.4. Móng cọc

Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rất rộng rãi do có nhiều ưu điểm so với những loại móng khác như: khả năng chịu tải cao; tiết kiệm vật liệu xây dựng; giảm khối lượng thi công công tác đất, có thể áp dụng cơ giới và các công nghệ tiên tiến để thi công…

Chi phí xây dựng móng nhà các yếu tố ảnh hưởng

Nó gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu.

  • Móng cọc đài thấp: Có đài móng nằm ở dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất và có khả năng chịu được hoàn toàn lực nén.
  • Móng đài cao: Có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng phải nhỏ hơn chiều sâu của cọc và có khả năng chịu được tải trọng uốn nén.

Móng cọc được sử dụng để thi công cho các công trình có tải trọng lớn hoặc những nơi có bề mặt đất nền yếu, trên sông hoặc những nơi có địa hình phức tạp.

3. Cách lựa chọn móng nhà phù hợp với từng công trình

Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn móng xây nhà phù hợp các chủ đầu tư cần quan tâm đến một số yêu cầu sau đây:

3.1. Tải trọng công trình lên móng nhà

Tải trọng mà công trình sẽ truyền xuống móng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất cần xem xét. 

Móng phải có khả năng chịu đựng và phân phối đều trọng lực của công trình lên nền đất. 

  • Đối với những công trình có tải trọng lớn như các tòa nhà cao tầng hoặc các khu công nghiệp, thường cần sử dụng móng bè hoặc móng cọc để đảm bảo sự vững chắc. 
  • Ngược lại, các công trình nhỏ hơn hoặc đơn giản hơn có thể sử dụng móng nông hoặc móng băng.

Móng nhà và ảnh hưởng thời tiết đến độ bền của công trình

3.2. Đặc điểm của nền đất xây dựng 

Đặc điểm của nền đất ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn loại móng nhà phù hợp. 

Các yếu tố như độ chịu tải của đất, độ sâu của lớp đất tốt, và tính chất của đất (cát, sét, sỏi,...) đều cần được xem xét. 

  • Nếu nền đất yếu hoặc không đồng nhất, các giải pháp như móng cọc hoặc móng khoan nhồi có thể cần được áp dụng để đảm bảo sự ổn định. 
  • Đối với nền đất vững chắc và đồng nhất, các loại móng đơn hoặc móng băng có thể là lựa chọn hợp lý.

3.3. Kết cấu móng nhà của các công trình lân cận

Việc nghiên cứu và tham khảo kết cấu móng nhà của các công trình xung quanh cũng là một phần quan trọng trong quá trình lựa chọn. 

  • Nếu các công trình lân cận đều sử dụng một loại móng cụ thể và chứng minh được hiệu quả, thì có thể chọn loại móng tương tự để đảm bảo sự đồng bộ và phù hợp với điều kiện địa chất địa phương. 
  • Điều này giúp tránh những vấn đề phát sinh do sự khác biệt quá lớn giữa các loại móng nhà và giảm thiểu rủi ro cho công trình.

Việc lựa chọn móng nhà đúng cách, phù hợp với từng công trình là một bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và an toàn của công trình.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

anh Trung Quận 1 đã đặt lịch