Quy trình thi công móng nhà cấp 4 phù hợp với địa hình

05/08/2024
Tin tức

Tìm hiểu về móng nhà cấp 4, yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự bền vững và ổn định cho ngôi nhà. Chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết và hướng dẫn về thiết kế và xây dựng móng hiệu quả.

Móng nhà cấp 4 phù hợp với địa hình là một yếu tố vô cùng quan trọng trong xây dựng nhà ở. 

Nắm rõ đặc điểm và quy trình thi công móng để có thể chọn được loại móng phù hợp đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình.

1. Các loại móng nhà cấp 4

Đối với nhà cấp 4, phần móng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của đất và tăng tính an toàn cho chủ nhà khi sử dụng.

Trong thi công móng nhà cấp 4, bạn có thể sử dụng các loại móng thông dụng như móng bè, móng băng, móng đơn, móng cọc...

Móng nhà cấp 4 phù hợp với địa hình

1.1. Móng đơn

Móng đơn là loại móng phổ biến nhất trong xây dựng móng nhà cấp 4, đặc biệt thích hợp cho những công trình có tải trọng nhẹ. 

Móng đơn được sử dụng dưới từng cột hoặc cụm cột riêng lẻ, giúp phân bố trọng lực từ công trình xuống nền đất một cách hiệu quả. 

Ưu điểm của móng đơn là thi công đơn giản, chi phí thấp và phù hợp với các khu vực có nền đất ổn định, không có hiện tượng lún sụt.

1.2. Móng băng

Móng băng thường được áp dụng cho những công trình móng nhà cấp 4 có tải trọng trung bình và cần sự ổn định cao hơn so với móng đơn. 

Móng băng thường được áp dụng cho những công trình móng nhà cấp 4

Loại móng này được thiết kế dưới dạng dải dài, chạy liên tục dưới các bức tường chịu lực của công trình. 

Móng băng có khả năng chịu tải tốt, phân bố đều trọng lực từ công trình xuống nền đất và hạn chế hiện tượng lún không đều. 

1.3. Móng cọc

Móng cọc thường được sử dụng trong những công trình móng nhà cấp 4 xây dựng trên nền đất yếu hoặc có mực nước ngầm cao.

Loại móng này bao gồm các cọc được đóng sâu vào lòng đất, giúp chuyển trọng lực từ công trình xuống các lớp đất sâu hơn, nơi có độ cứng cao hơn. 

1.4. Móng bè

Móng bè là lựa chọn lý tưởng cho những khu vực có nền đất yếu hoặc có mực nước ngầm cao. 

Loại móng này được thiết kế dưới dạng một tấm lớn, phủ toàn bộ diện tích nền công trình, giúp phân bố đều trọng lực và giảm thiểu hiện tượng lún. 

Khám phá tầm quan trọng của móng nhà cấp 4

Mỗi loại móng đều có những đặc điểm riêng, phù hợp với những điều kiện địa chất khác nhau. 

Việc lựa chọn loại móng phù hợp không chỉ giúp đảm bảo sự an toàn và bền vững của công trình mà còn tối ưu hóa chi phí và thời gian thi công.

2. Một số lưu ý để thi công móng nhà cấp 4 tiết kiệm chi phí

2.1. Chọn đúng loại móng phù hợp dựa vào khảo sát

Tùy thuộc vào từng loại móng và đặc thù của công trình, chi phí thi công móng nhà cấp 4 sẽ có sự khác biệt nhất định.

  • Chi phí làm móng nhà cấp 4 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích móng, độ sâu đào móng, công nghệ thi công số lượng thợ, đội ngũ kỹ thuật, cũng như giá vật liệu xây dựng tại địa phương và độ khó của công trình. 
  • Thông thường, thi công móng đơn có chi phí thi công thấp hơn so với các loại móng khác như móng cọc hay móng băng vì yêu cầu về vật liệu, thiết kế và thi công đơn giản hơn.
  • Tổng chi phí cho việc xây dựng móng nhà cấp 4 có thể dao động từ 60 -100 triệu đồng tùy vào các yếu tố trên.

Một số lưu ý để thi công móng nhà cấp 4 tiết kiệm chi phí

2.2. Chọn đơn vị thi công uy tín

Khi thi công móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu, việc xử lý gia cố đất bên dưới rất quan trọng nên chi phí thi công móng nhà cấp 4 sẽ có sự khác biệt nhất định.

Do đó, bạn phải chọn những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và đáng tin cậy để đảm bảo được chi phí thi công móng nhà cấp 4 được tối ưu nhất.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho công trình, việc tìm hiểu quy trình thi công để tối ưu được chi phí thi công móng nhà cấp 4 trước khi bắt đầu công trình cũng rất quan trọng.

>> Các dấu hiệu cho thấy bạn cần sữa chữa nước ngay.

3. Quy trình thi công móng nhà cấp 4

Về cơ bản, quá trình thi công các loại móng có khá nhiều điểm tương đồng. 

Tuy nhiên, mỗi loại móng nhà khác nhau: Móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… lại có những yêu cầu và kỹ thuật riêng. 

Dưới đây sẽ là quy trình tiêu chuẩn để thi công các loại móng nhà đúng kỹ thuật thi công móng nhà cấp 4.

3.1. Quy trình thi công móng đơn

Thi công móng đơn là một giải pháp xây dựng khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng móng nhà cấp 4.

  • Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng và chuẩn bị các vật liệu, máy móc sử đáp ứng đủ các thông số kỹ thuật.
  • Bước 2: Xác định chính xác vị trí và kích thước của móng đơn theo bản vẽ thiết kế
  • Bước 3: Tiến hành đào móng theo kích thước đã định vị, đảm bảo độ sâu và chiều rộng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
  • Bước 4: Sau khi đào hố xong, cần sử dụng đất cứng hoặc đá với kích thước 1×2 (mm) và 3×4 (mm) để gia cố thêm cho nền đất.
  • Bước 5: Đặt ván khuôn được xung quanh hố móng để định hình khuôn móng và giữ bê tông khi đổ.
  • Bước 6: Đổ bê tông được trộn đều vào khuôn móng theo từng lớp rồi dùng máy rung hoặc dụng cụ đầm để nén chặt bê tông.
  • Bước 7: Sau khi bê tông đạt đủ cường độ, tiến hành tháo ván khuôn và kiểm tra lại toàn bộ móng để đảm bảo chất lượng.

Quy trình thi công móng nhà cấp 4

3.2. Quy trình thi công móng băng

Quy trình làm móng băng cũng không quá phức tạp nên cũng được sử dụng phổ biến khi thi công móng nhà cấp 4. 

  • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu
  • Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố
  • Bước 3: Bố trí thép móng băng
  • Bước 4: Ghép cốt pha móng
  • Bước 5: Đổ bê tông móng băng
  • Bước 6: Tháo cốt pha và nghiệm thu phần móng

3.3. Quy trình thi công móng bè

Thiết kế móng bè cho công trình móng nhà cấp 4 là kiểu kết cấu móng nhà trên nền đất dễ bị sụt lún, địa hình yếu và đọng nước. 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, mặt bằng, nhân công thì sẽ tiến hành thi công theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Giác móng theo các kích thước trong bản vẽ thiết kế
  • Bước 2: Đào đất hố móng
  • Bước 3: Xây tường móng
  • Bước 4: Bố trí thép móng bè
  • Bước 5: Đổ bê tông giằng móng
  • Bước 6: Nghiệm thu và bảo dưỡng bê tông

3.4. Quy trình thi công móng cọc

Giải pháp này luôn đạt sự tối ưu cho nền đất yếu và những công trình tải trọng lớn, ít được dùng khi thi công móng nhà cấp 4.

Với những ngôi nhà từ 2 tầng trở lên thì việc ép cọc bê tông sẽ gồm những bước sau:

  • Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị: Mặt bằng, nguyên vật liệu và nhân công
  • Bước 2: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đóng (ép) cọc xuống nền đất.
  • Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã ép xuống theo kích thước trong bản vẽ. Vệ sinh và giữ hố móng được sạch sẽ, khô ráo và không ngập nước.
  • Bước 4: Cắt đầu cọc và bố trí thép móng
  • Bước 5: Ghép cốt pha
  • Bước 6: Đổ bê tông móng cọc
  • Bước 7: Tháo cốt pha sau 1 - 2 ngày bê tông đã đông cứng. 
  • Bước 8: Tiến hành bảo dưỡng bằng cách phun tưới nước lên bê tông, lưu ý tưới đẫm nước để tránh nứt bê tông nếu thời tiết quá khô nóng.


Chia sẻ

Bài viết liên quan

chị Trang Bình Thạnh đã đăng ký tư vấn