THỜI ĐIỂM NÀO TỐT ĐỂ SỬA CHỮA NHÀ?

20/07/2023
Mẹo sữa chữa

Thời điểm nào là tốt để sửa nhà? Chờ hư mới sửa hay lên kế hoạch khắc phục sự cố trước cho những hạng mục đã bị xuống cấp?

Việc cải tạo sửa chữa nhà là chuyện bất đắc dĩ. Chính vì thế khi lên kế hoạch khoác chiếc áo mới cho tổ ấm này, nhiều người vẫn muốn chọn ngày lành tháng tốt. Với kiểu khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở nước ta khiến nhiều người băn khoăn trong việc lựa chọn thời điểm Sửa nhà.

Nhắc đến Sửa nhà, tâm lý chung vẫn là HƯ ĐÂU SỬA ĐÓ. Mấy khi quan tâm đến thời tiết ảnh hưởng ra sao đến chất lượng công trình. Nếu đã biết những sự cố hiện hữu, ít nhiều gây phiền toái trong cuộc sống. Vậy tại sao các bạn không sớm lên kế hoạch khắc phục chúng? Để yên tâm hơn trước khi những chỗ bị hỏng hóc đó, gây thêm lo lắng cho gia đình mình? Hãy cùng tham khảo những nội dung Chú Tùng Thi Công cung cấp dưới đây, để làm rõ những việc cần làm nhé

VÌ SAO NÊN ƯU TIÊN XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ BÊN NGOÀI

thoi diem sua nha
Máng xối bị ứ nước do bị ức tắc rác

Nếu được hỏi bạn nên chọn thời điểm nào trong năm để sửa nhà. Hầu như mọi người đều sẽ chọn các tháng mùa khô. Bởi không ai thích làm việc trong điều kiện ẩm ướt, mưa gió. Hơn nữa việc tập kết nguyên liệu vào những tháng mùa khô cũng dễ dàng hơn. Và trong thực tế khi làm cũng cho thấy tiến hành sửa nhà khi thời tiết khô ráo, sẽ giúp công trình thi công với tiến độ nhanh hơn.

Ai cũng sẽ nghĩ khó chọn thời điểm sửa nhà vào các tháng mùa mưa hay mùa khô. Còn phụ thuộc vào Sự cố phát sinh lúc nào, tuỳ vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Đa phần mọi người sẽ chọn thời điểm sửa nhà sao cho thuận tiện nhất

Các sự cố như: Dọn dẹp,khơi thông ống thoát nước, quét chống thấm lại khu vực máng xối ( Sê nô); Tô trám, sơn các vách tường bị nứt chân chim bên ngoài nhà. Thay mái tôn, mái che, và những cải tạo khác bên ngoài trời …

Hãy nên cân nhắc ưu tiên những hạng mục cấp bách, như bên trên Chú Tùng liệt kê. Lên kế hoạch làm trước khi bị ảnh hưởng bởi mùa mưa về

CÁC VIỆC GÌ CẦN LÀM KHI THỜI TIẾT KHÔ RÁO?

1. Khơi thông ống thoát nước, chống thấm lại khu vực máng xối ( Sê Nô)

Hệ thống máng xối ( Sê nô) là hệ thống thoát nước thải từ mái nhà, hệ thống máng xối sẽ gom nước trên mái thành dòng chảy xuống chỗ thoát ( Phễu thu sàn).

thời điểm sửa nhà
Vệ sinh máng xối trước khi làm chống thấm

Với những máng xối ở trên nóc nhà khó lên, việc dọn dẹp vệ sinh rác quanh phễu thu không được chú ý. Lâu dần sẽ bị tắc rác gây ú tắc nước, hoặc tràn ngược theo mí mái tôn nếu mưa quá lớn. Phương án hữu hiệu là Gắn thêm quả cầu chặn rác phía ống xả

chống thấm máng xối
Thi công chống thấm cho máng xối

Tiếp đó vệ sinh sạch sẽ máng xối và quét chống thấm nhiều lớp cho sàn Sê nô. Kiểm tra những khe nứt, tô trám lại. Tránh những cơn mưa nặng hạt tiếp theo

2. Gia cố nứt tường, chống thấm vách hông tường

Các vách hông nhà thường có các vết nứt chân chim, to nhỏ. Tường bị nứt xé, nứt chân chim, nứt theo ống điện âm tường. Phần nhiều là do nứt kết cấu. Những vết nứt này mặc dù không ảnh hưởng đến quá trình chịu lực, nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà, và cũng là một trong những nguyên nhân gây thấm nước từ hông nhà

chống nứt tường
Đóng sắt cố định vết nứt tường

Với những vết nứt khá lớn, nên cho đục mở rộng tường và đóng sắt 6 để cố định vết nứt, cùng đó là đóng lưới thép chắc chắn. Trước khi tô trám, xử lý chống thấm và sơn hoàn thiện lại

3. Xử lý các khe hở tiếp giáp 2 nhà, khe hở mái tôn

Chắc hẳn rất nhiều gia đình đã gặp phải trường hợp khe tiếp giáp giữa 2 nhà bị thấm hay còn gọi là khe lún nhà liền kề. Thông thường với 2 ngôi nhà liền kề thì nhà xây sau sẽ không tô vữa được phần tường liền kề nên sẽ bị nặng hơn.

Đóng tôn giáp mí hàng xóm
Đóng tôn giáp mí khe hở 2 nhà

Do khe hở này tạo thành do 2 phần tường trên 2 hệ móng khác nhau nên độ sụt lún, co giãn sẽ khác nhau. Vì vậy những vật liệu sử dụng để xử lý khe hở liền kề phải có tính co giãn tốt, Chịu nắng mưa tốt đảm bảo lâu dài

thời điểm sửa nhà
Bắn keo chống thấm bịt khe hở 2 nhà

Phương án được ưa chuộng trong xử lý chống thấm khe hở nhà liền kề hiện nay là chèn khe bằng bơm keo chống thấm chuyên dụng. Hoặc phủ tôn diềm các khe tiếp giáp.

4. Làm thêm hố ga phụ chống trào ngược

Ngoài hầm phân tách biệt, trong nhà thường có ít nhất 1 hoặc 2 hố ga dùng cho nước thải sinh hoạt, bồn rửa chén.

Làm đường ống xả thải phụ
Làm thêm đường ống xả nước thải phụ

Rất nhiều gia đình cảm thấy hoang mang, khó chịu khi xả nước xuống lại thấy nước chảy ngược trở lại. Thậm chí chất bẩn còn có thể bắn trở lại trên mặt sàn hoặc cũng có thể phát ra tiếng kêu ục ục

làm hố ga phụ
Làm thêm hố ga phụ tránh trào ngược nước

Khi khảo sát thực tế, thường chỉ có 1 hố ga hoặc không có hố ga phụ cho bồn rửa. Lâu ngày không vệ sinh. Tắc rác, váng dầu đóng cặn. gây tắc ống xả. Hoặc đường ống thoát nước đấu thẳng ra khá xa cống ngoài cổng, mà không mở thêm 1 hố ga phụ.

Giải pháp để khắc phục tình trạng này:
  1. Cho kiểm tra hố ga phía dưới bồn rửa. Nếu không có, phải mở thêm 1 hố ga mới.
  2. Kiểm tra đường ống có bị tắc nghẽn, bằng cách xịt nước tăng áp hoặc dùng dung dịch đánh tan mỡ bám.
  3. Mở thêm hố ga phụ, nếu đường ống xả quá dài, tránh nước thoát không kịp và trào ngược lại mỗi khi ngoài cống có mưa lớn

LÝ DO ĐỂ BẠN CHỌN CHÚ TÙNG THI CÔNG

1. Là đơn vị chuyên nghiệp trong thi công xử lý chống nứt tường, nứt chân chim. Chống thấm sàn mái, tường với đầy đủ kinh nghiệm, và kỹ thuật thi công giúp bạn yên tâm nhất.
2. Cam kết đạo đức và chất lượng tay nghề của đội thợ thi công
3. Kỹ càng, chăm chút từng chi tiết nhỏ trong từng hạng mục thi công.
4. Rõ ràng, minh bạch để chủ nhà an tâm về mọi chi phí

Khi các bạn cần đội thợ sửa chữa nhà uy tín tại TPHCM. Với đội ngũ nhân viên tận tâm chuyên nghiệp. Hãy gọi cho Chú Tùng Thi Công qua số hotline 0901 125 403 hoặc Inbox tại ĐÂY.
Đặt lịch hẹn khảo sát để nhận tư vấn phương án thi công rõ ràng, chi tiết tại ĐÂY.


Chia sẻ

Bài viết liên quan

anh Trung Quận 1 đã đặt lịch